“Thương hiệu” đào tạo ngành luật chất lượng ở phía Nam

Thứ năm - 08/07/2021 22:43
Với mục tiêu “vững nghề luật, vững tin vươn tới tương lai”, 11 năm qua, Trường Cao đẳng Luật miền Nam (trực thuộc Bộ Tư pháp) đã từng bước vươn tầm, lấy chất lượng làm nền tảng, đã tạo nên “thương hiệu” cho riêng mình.
Học viên được học tập, nghiên cứu tài liệu với cơ sở vật chất, môi trường hiện đại.
Học viên được học tập, nghiên cứu tài liệu với cơ sở vật chất, môi trường hiện đại.

Vượt khó, vững niềm tin bằng chất lượng đào tạo

Trường Cao đẳng Luật miền Nam, tiền thân là Trường Trung cấp luật Vị Thanh, được thành lập năm 2010. Khi mới đi vào hoạt động, trường chưa có cơ sở vật chất riêng, đội ngũ giáo viên, học viên của trường còn thiếu rất nhiều.

Đầu năm 2015, trường được khánh thành và đưa vào sử dụng tại khu làm việc mới thuộc xã Vị Trung, huyện Vị Thủy với diện tích hơn 15ha gồm đầy đủ các khu hiệu bộ, khu học đường, hội trường, khu nhà công vụ, thư viện… Đến nay, trường có 3 hội trường lớn từ 80-420 chỗ ngồi, 14 phòng học, 2 phòng thực hành máy tính… Trường còn có thêm Trung tâm Tư vấn pháp luật hoạt động ngay tại trường.

Ông Nguyễn Duy Quốc, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Luật miền Nam, cho biết: “Năm 2020 là năm đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của trường, từ Trường Trung cấp Luật Vị Thanh chính thức được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định nâng cấp lên Trường Cao đẳng Luật miền Nam với chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cả khu vực phía Nam. Cùng với công tác đào tạo hệ trung cấp, năm 2021 là năm đầu tiên trường chúng tôi tuyển sinh thêm 2 ngành đào tạo hệ cao đẳng chính quy là: cao đẳng là ngành dịch vụ pháp lý và ngành pháp luật về quản lý hành chính công, với 100 chỉ tiêu đào tạo”.

Có được kết quả trên chính là nhờ sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Bộ Tư pháp, của lãnh đạo chính quyền địa phương tỉnh Hậu Giang và tinh thần vượt khó, phát huy nội lực của nhà trường. Từ chỗ chỉ có 7 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong những ngày đầu thành lập, đến nay trường đã có 31 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong đó, 1 tiến sĩ,  17 thạc sĩ, 5 đại học, còn lại có trình độ trung cấp trở xuống. Xét về trình độ chuyên môn của giáo viên, có đến 92,9% giáo viên có trình độ sau đại học.

Trường đã và đang đào tạo trên 2.300 học sinh trình độ trung cấp luật (bao gồm cả hệ chính quy và vừa làm vừa học mở tại Hậu Giang và các tỉnh liên kết). Bên cạnh việc thực hiện chương trình đào tạo trung cấp luật, trường còn liên kết với Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh mở các lớp đại học luật, với 17 lớp, 535 sinh viên. Ngoài ra, còn liên kết Học viện Tư pháp tổ chức đào tạo 14 lớp chức danh tư pháp với tổng số 800 học viên… Với mục tiêu chủ động đổi mới để phát triển, 11 năm qua trường cũng đã và đang phối hợp, liên kết đào tạo với trên 40 đơn vị, trường đại học, học viện… uy tín trong cả nước để đào tạo, bồi dưỡng đa ngành, đa lĩnh vực và đủ các trình độ đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn

Chọn hướng phát triển đúng đắn, tập trung vào mục tiêu là “thực dạy và thực học”, từ khi thành lập trường (năm 2010) đến nay, trên cơ sở các quy định về chương trình đào tạo, trường đã 4 lần ban hành Chương trình đào tạo trình độ trung cấp luật (năm 2011, năm 2016, năm 2018 và năm 2021). Đối với trình độ cao đẳng, năm 2021 trường đã ban hành Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng với 2 chuyên ngành: pháp luật về quản lý hành chính công và dịch vụ pháp lý.

Cô Trịnh Thị Muội, giảng viên khoa đào tạo cơ bản của trường, cho biết: “Việc bổ sung, chỉnh sửa, đổi mới chương trình đào tạo kịp thời đã giúp giảng viên chúng tôi giảng dạy phù hợp với yêu cầu thực tế hơn. Không đặt nặng về lý thuyết, tập trung vào việc phát triển năng lực người học. Theo đó, tùy theo từng bài giảng, tôi đã lựa chọn phương pháp, tình huống giảng dạy phù hợp để tạo sự hào hứng và đam mê trong học tập cho học viên”. 

Trường còn tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo như: xây dựng phòng thực hành nghề với các mô hình làm việc thực tế phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy một số môn học cụ thể như Luật Tố tụng hình sự, Công tác Thi hành án dân sự và tiếng Anh. Xây dựng bộ ngân hàng đề thi theo chương trình đào tạo trung cấp luật mới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 Việc tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng giảng viên và học sinh, cho giảng viên đi nghiên cứu thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm các trường bạn nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo cũng được trường đẩy mạnh thực hiện.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học

Ông Thái Quốc Phong, quyền Trưởng phòng Đào tạo và Công tác học sinh, sinh viên, cho biết: “Gắn lý thuyết với thực tiễn, thời gian qua các giảng viên chúng tôi tập trung vào đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó, dạy học lấy người học làm trung tâm, giảng viên chỉ là người hướng dẫn. Để thực hiện tốt yêu cầu này, không gì khác hơn là chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Bởi, khi nghiên cứu khoa học, giảng viên dành thời gian, đào sâu, nghiên cứu một đề tài, một giải pháp hay là thêm một động lực, niềm đam mê với nghề”.

Điểm nhấn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021 là trường đã thực hiện 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 11 đề tài cấp trường, 28 sáng kiến, giải pháp công tác được công nhận và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, tổ chức các Hội thảo nghiên cứu khoa học cấp bộ về “Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ trung cấp luật” năm 2014, Hội thảo khoa học cấp trường đề tài “Trường Trung cấp Luật Vị Thanh - Chuyển đổi mô hình đào tạo trung cấp luật theo hướng thực hành nghề” năm 2017… các hoạt động này đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cho hoạt động đào tạo nghề nghiệp của nhà trường theo quy định mới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Năm 2018, Trường xuất bản 1 tập bài giảng Nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật (phục vụ cho đào tạo trung cấp luật). Giai đoạn 2020-2021, Trường được Bộ Tư pháp phân công biên soạn và phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản 4 quyển giáo trình trình độ cao đẳng luật là Luật Hành chính, Luật Tố tụng dân sự và Pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Phụng, quyền Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Luật miền Nam, chia sẻ: “Hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ giúp bản thân giảng viên tự học, tự nâng cao trình độ mà từ các đề tài, giải pháp chất lượng có thể nhân rộng đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, bắt kịp xu thế hội nhập và phát triển. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học luôn là giải pháp trọng tâm mà trường tập trung thực hiện. Tôi thấy mừng vì từng cán bộ quản lý, giảng viên, học viên luôn chủ động đổi mới với tinh thần trách nhiệm cao”.

- Tiến sĩ Nguyễn Văn Phụng, quyền Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Luật miền Nam, cho biết: “Phương châm “Chất lượng - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Đầu ra” được đặt lên trên hết, chúng tôi sẽ có chương trình đào tạo chuyển tiếp. Sau khi người học, học cao đẳng luật rồi sẽ được học chuyển tiếp lên đại học luật, tương lai trường có thể là địa điểm tuyển sinh đầu vào cho các cơ sở đào tạo thạc sĩ và kể cả nghiên cứu sinh. Nhìn lại chặng đường đã qua, tự hào với những kết quả đạt được, trường chúng tôi đang có những mục tiêu phấn đấu cụ thể để trở thành nơi đào tạo ngành luật uy tín khu vực phía Nam và cả nước”.
- Điểm mới trong tuyển sinh năm nay của Trường Cao đẳng Luật miền Nam, là năm đầu tiên trường tuyển 100 chỉ tiêu cho 2 ngành học hệ cao đẳng là ngành dịch vụ pháp lý và ngành pháp luật về quản lý hành chính công (hệ chính quy). Riêng chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp luật năm 2021, trường được giao tuyển 150 học viên.

Tác giả bài viết: Cao Oanh

Nguồn tin: Báo Hậu Giang www.baohaugiang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

Thông tư Số: 01/2024/TT-BLĐTBXH

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Nghị định Số: 97/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

Thời gian đăng: 28/02/2024

Nghị Quyết số: 13/2023/NQ-HĐND

Nghị Quyết quy định chức danh, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực và và mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian đăng: 30/10/2023

Quyết định số: 792/QĐ-TTg

Quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 33/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Thời gian đăng: 18/06/2023

Chỉ thị Số 21-CT/TW

CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 29/02/2024

Quyết định số: 73/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 19/02/2023

Quyết định số: 01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 18/02/2023

Thông tư số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 19/02/2023

Nghị định số: 98/2022/NĐ-CP

Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 18/02/2023

Nghị quyết số: 27-NQ/TW

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Thời gian đăng: 18/06/2023

GCN số: 15a/2021/GCNĐKBS-TCGDNN

Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Thông tư số: 01/2022/TT-BTP

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 87/2020/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ, ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TRỰC TUYẾN

Thời gian đăng: 18/06/2023

Nghị định Số: 81/2021/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ THU, QUẢN LÝ HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VÀ CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP; GIÁ DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

Thời gian đăng: 28/02/2024

Thông tư số: 2/2021/TT-BNV

THÔNG TƯ Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư

Thời gian đăng: 18/06/2023

GCN số: 15/2021/GCNĐKHĐ-TCGDNN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 07/2021/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHUẨN NGHÈO ĐA CHIỀU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thời gian đăng: 18/06/2023

Quyết định số: 863/QĐ-LĐTBXH

Quyết định về việc thành lập Trường Cao đẳng Luật miền Nam

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 30/2020/NĐ-CP

Nghị định về công tác văn thư

Thời gian đăng: 19/02/2023

Luật số: 24/2018/QH14

LUẬT AN NINH MẠNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây