BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LUẬT MIỀN NAM

Thực học - Thực nghiệp - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LUẬT MIỀN NAM

Thực học - Thực nghiệm - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Luật miền Nam - Thực học - Thực nghiệp - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp

Trường Cao đẳng Luật miền Nam tổ chức sinh hoạt ngày pháp luật định kỳ tháng 3 năm 2025

Sáng ngày 28/3/2025, Trường Cao đẳng Luật miền Nam về việc tổ chức “Sinh hoạt Ngày pháp luật định kỳ tháng 3 – Quý 1 năm 2025”. Tham dự và chủ trì buổi Sinh hoạt Ngày Pháp luật có TS. Nguyễn Văn Phụng – Hiệu trưởng, Thầy Dương Thành Đức – Phó Hiệu trưởng, Thầy Nguyễn Duy Quốc – Phó Hiệu trưởng cùng toàn thể viên chức, người lao động của Trường.

Quang cảnh buổi Sinh hoạt Ngày Pháp luật

Tại buổi sinh hoạt, viên chức, người lao động của Trường đã được nghe các báo cáo viên triển khai một số văn bản mới như:

–  Nghị quyết số 190/2025/NQ-QH15 của Quốc hội Quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và Quyết định số 869/QĐ-BTP ngày 01/3/2025 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 190/2025/NQ-QH15 của Quốc hội Quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Bộ Tư pháp.

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2025, bao gồm những điểm mới về: (1) Luật quy định rõ hơn thẩm quyền lập pháp của Quốc hội và phân quyền cụ thể cho Chính phủ và các cơ quan; (2) Luật bổ sung trường hợp tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khi có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với ĐBQH là cán bộ, công chức, viên chức mà cơ quan có thẩm quyền đã có văn bản đề nghị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH đối với đại biểu đó. Đồng thời, luật bổ sung quy định trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu khi cơ quan có thẩm quyền có quyết định, kết luận về việc không có vi phạm, không xử lý kỷ luật; (3) Luật không quy định số lượng, tên gọi các cơ quan của Quốc hội. Quốc hội sẽ quy định cụ thể số lượng, tên gọi các cơ quan của Quốc hội bằng nghị quyết. Điều này giúp tạo thuận lợi cho việc sắp xếp lại tổ chức, tinh gọn bộ máy trong từng giai đoạn cụ thể; (4) Luật sửa đổi quy định về “kỳ họp bất thường” thành “kỳ họp không thường lệ” để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Thầy Ngô Vính Khoa – báo cáo viên tại Hội nghị

– Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025, bao gồm các điểm mới cơ bản như: (1) Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025 đã giải quyết được mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước, giữa cơ quan thực hiện quyền hành pháp với cơ quan thực hiện quyền lập pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp; (2) Luật Tổ chức Chính phủ đã làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương; làm nổi bật nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương; (3) Các quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ đã làm rõ thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là người đứng đầu Bộ và với tư cách là thành viên Chính phủ; (4) Luật Tổ chức Chính phủ đã làm rõ mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với chính quyền địa phương thông qua các nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền, bảo đảm bám sát phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, tạo cơ chế giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về thể chế, khơi thông nguồn lực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương; (5) Để thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương trong điều kiện hệ thống thể chế chưa được hoàn thiện đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, đối với một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách, Luật Tổ chức Chính phủ đã quy định điều khoản chuyển tiếp, giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn và quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đang được quy định trong các điều, khoản, điểm có liên quan tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thống nhất áp dụng.

 Thầy Phan Vũ Anh – báo cáo tại Hội nghị

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 cũng xác định rõ: (1) Phân định thẩm quyền, phân cấp, phần quyền, ủy quyền: Luật quy định 01 chương về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, uỷ quyền giữa chính quyền địa phương các cấp tại các Điều 11, 12, 13, và Điều 14; (2) Nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND: Thực hiện nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm” và tránh quy định chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa các cơ quan của chính quyền địa phương, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND ở mỗi đơn vị hành chính,…; (3) Về tổ chức đơn vị hành chính, thành lập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính: So với Luật năm 2015, Luật đã đổi tên chương và thứ tự của Chương II tổ chức đơn vị hành chính, thành lập, giải thể, nhập chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

– Nghị định số 07/2025/NĐ-CP ngày 09/01/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. Cụ thể như sau: (1) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.  Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận; (2) Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, Nghị định số 07/2025/NĐ-CP quy định: Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Thẻ căn cước/Giấy chứng nhận căn cước hoặc Hộ chiếu, giấy tờ xuất nhập cảnh/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị sử dụng hoặc xuất trình Căn cước điện tử và nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực; (3) Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 2  Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch(4) Bổ sung Điều 28a, 28b, 28c vào Mục 5, Chương 3 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký giám sát việc giám hộ, đăng ký chấm dứt giám sát việc giám hộ.

– Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Bao gồm các nội dung: về dạy thêm, học thêm đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, bao gồm: nguyên tắc dạy thêm, học thêm; các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm; tổ chức dạy thêm, học thêm; trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm; áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm; tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Buổi Sinh hoạt Ngày Pháp luật đã kịp thời phổ biến, triển khai các chính sách mới có hiệu lực trong quý 1 năm 2025. Qua đó đề cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của viên chức và người lao động. Nâng cao tinh thần kỷ cương, kỷ luật góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.

Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Giàu

Văn bản mới
Luật Tổ chức Chính Phủ
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
Luật phòng, chống rửa tiền
Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai
Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai
Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Nghị định quy định về giá đất
Luật nhà ở
[catf_dg id="3309"]
Lịch làm việc
[my_calendar_upcoming before="100" after="100" skip="0" type="event" order="asc" weekends="false"]
Trực cơ sở vật chất: Nv. Cẩm Tú
Trực liên kết:V/c Quyên.
Lớp Cao học Luật kinh tế 2023+2024: Học theo lịch.
Lớp Đào tạo nghề Luật sư Khóa 25 năm 2023: Học theo lịch.
Lớp Đào tạo nghề Công chứng khóa 26 năm 2023: Học theo lịch.
Lớp Đại học Luật liên thông từ CĐ của Đại học Cửu Long: Học theo lịch.
Lớp VT21V1Q1: Học trực tiếp môn Nghe - Nói C1.2.
Lớp Trung cấp Pháp luật PL230101K14b, PL230101K14c - Kiên Lương học môn Kỹ năng giúp việc cho luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật (thỉnh giảng LS. Trần Văn Độ, Khoa ĐTNV quản lý).
Lớp Trung cấp Pháp luật PL230101K14d, PL230101K14e học môn Nghiệp vụ đăng ký và quản lý hộ tịch (thỉnh giảng thầy Nguyễn Văn Đệ, Khoa ĐTNV quản lý).
Lớp Trung cấp Pháp luật PL240101K15g, PL240101K15h và PL240001K15b học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh (thầy Hồ Hữu Nguyên giảng dạy, Khoa ĐTCB quản lý)
Video
Chơi Video
Hình ảnh
Liên kết website

Thông tin đăng ký tuyển sinh