Đừng luyện trí thông minh như thế!

Chủ nhật - 13/10/2013 21:36
TT - Việc tìm hiểu lịch sử qua những câu chuyện, câu đố vui cho trẻ em là một “kênh” để trẻ em tiếp cận với lịch sử, yêu lịch sử nước nhà, nhưng có những cuốn sách lại tùy tiện, hồn nhiên đưa ra đáp án sai về lịch sử.

Một phụ huynh mang cho chúng tôi xem cuốn 400 câu đố luyện trí thông minh của tác giả Gia Mạnh do NXB Văn Hóa Thông Tin xuất bản và nộp lưu chiểu năm 2011 với lời than: “Câu đố và đáp án thế này thì trách gì học sinh hiểu sai về lịch sử”.

Trong câu đố số 397 của cuốn sách trên viết:

Vua nào thuở bé chăn trâu
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành,
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền.

Những người từng đọc về nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh đều hiểu bốn câu thơ trên nói về vị vua này, với địa danh “Trường Yên” nói tới vua Đinh Bộ Lĩnh, hiện có rất nhiều sách sử viết về tích “dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước” của ông.

Trên trang web của Bảo tàng Lịch sử quốc gia viết: “Năm 944 Ngô Quyền mất, năm 945 Dương Tam Kha chiếm ngôi. Nhiều quan lại cựu thần của Ngô Quyền đã nổi lên cát cứ chống lại Dương Tam Kha, thổ hào các nơi cũng đua nhau nổi dậy. Tình trạng cát cứ này lịch sử gọi là loạn 12 sứ quân... Để thực hiện nhiệm vụ dẹp loạn và thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã khôn khéo vận dụng kế sách chính trị kết hợp với quân sự...”. Hiện nay tại Trường Yên (Ninh Bình) - địa danh được nhắc tới trong câu thơ trên - còn đền thờ vua Đinh và nhiều dấu tích về cố đô xưa.

Tuy nhiên đáp án giải đáp cho câu thơ trên lại là “vua Triệu Quang Phục”, vị vua được nói đến với trận thắng ở đầm Dạ Trạch (thuộc Hưng Yên bây giờ) và được mệnh danh là Dạ Trạch Vương trước khi xưng hiệu Triệu Việt Vương.

 

 

Cũng liên quan tới nhân vật lịch sử, trong câu đố 374 viết:

Một phen quét sạch quân Đường
Nổi danh Bố Cái Đại Vương thuở nào
Tiếc thay mệnh bạc tài cao
Giang sơn đành phải rơi vào ngoại bang.

Câu đố đã nêu đích danh là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng với các tích khởi nghĩa chống quân nhà Đường đô hộ. Tuy nhiên, trong đáp án lại cho rằng câu thơ trên nói về Trần Hưng Đạo.

Cũng cuốn sách trên, trong câu đố 352 viết:

Vua nào mặt sắt đen sì
Vua nào trong thuở hàn vi ở chùa.

Đây là hai vị vua của VN là Mai Hắc Đế (mặt sắt đen sì) và Lý Công Uẩn (ở chùa thuở hàn vi). Nhưng đáp án lại chỉ nêu tên vua Mai Hắc Đế. Theo vị phụ huynh trên, chị đã phải mất công tìm lại những cuốn sách, câu chuyện lịch sử ghi chính xác về các vị vua trên để giải thích cho con. “Nếu các bậc cha mẹ không quan tâm tới những “hạt sạn” nhỏ này, nhiều đứa trẻ sẽ hiểu sai lệch về những vị vua trong lịch sử dân tộc. Tôi tự hỏi không biết NXB ẩu hay họ cũng không hiểu biết về lịch sử dân tộc?” - vị phụ huynh nhận xét.

LÊ DUY - V.HÀ

Nguồn tin: tuoitre.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

Quyết định số: 73/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 19/02/2023

Quyết định số: 01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 18/02/2023

Thông tư số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 19/02/2023

Nghị định số: 98/2022/NĐ-CP

Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 18/02/2023

Nghị định số: 30/2020/NĐ-CP

Nghị định về công tác văn thư

Thời gian đăng: 19/02/2023

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây