Các lớp bồi dưỡng diễn ra trong thời gian theo quy định là 06 ngày, nội dung bồi dưỡng bao gồm 12 chuyên đề, với thời gian là 46 tiết: Chuyên đề giảng dạy (39 tiết); Chuyên đề báo cáo, trao đổi kinh nghiệm (03 tiết); Kiểm tra hoặc viết bài thu hoạch cuối khóa (04 tiết). Tham gia giảng dạy lớp bồi dưỡng là những Lãnh đạo sở, ban, ngành và giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch.
Kết thúc lớp bồi dưỡng, có 93 công chức tư pháp – hộ tịch của thành phố Cần Thơ; 62 công chức tư pháp – hộ tịch của Sở Tư pháp tỉnh An Giang được cấp chứng chỉ.
Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng thể hiện tinh thần trách nhiệm của Trường Trung cấp Luật Vị Thanh trong việc nhiệm vụ chung của Bộ Tư pháp về đăng ký và quản lý hộ tịch trong năm 2018; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp; thực hiện hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch, giải quyết tốt các vấn đề về hộ tịch; tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm cải cách hành chính, đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, điều hành, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tạo bước đột phá về thể chế của công tác hộ tịch.