Trường Trung cấp Luật Vị Thanh tổ chức Hội thảo Khoa học lấy ý kiến góp ý “Dự thảo chương trình đào tạo Cao đẳng Pháp luật và Cao đẳng Dịch vụ pháp lý”
Thứ hai - 30/12/2019 02:26
Ngày 25/12/2019, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh đã tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến góp ý về “Dự thảo chương trình đào tạo Cao đẳng Dịch vụ pháp lý và Cao đẳng Pháp luật”. Qua đó, tạo cơ sở để hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo Cao đẳng phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của việc đào tạo Cao đẳng nghề Luật. Hội thảo được thực hiện dưới sự chủ trì của TS. Nguyễn Văn Phụng - Hiệu trưởng, Thầy Dương Thành Đức - Phó Hiệu trưởng, sự tham gia của các các chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, đơn vị sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh cùng toàn thể hầy cô giáo của nhà trường.
Tại Hội thảo, ThS. Nguyễn Thị Kim Hoa - Trưởng khoa Khoa Đào tạo cơ bản đã đã trình bày báo cáo đề dẫn hội thảo, thông qua đó cho thấy việc xây dựng Chương trình đào tạo Cao đẳng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là điều kiện để nâng cấp lên Cao đẳng của Trường.
ThS. Nguyễn Thị Kim Hoa - Trưởng khoa Khoa Đào tạo cơ bản trình bày báo cáo đề dẫn Hội thảo
Trên cơ sở đề dẫn Hội thảo và Dự thảo chương trình đào tạo Cao đẳng Dịch vụ pháp lý và Cao đẳng Pháp luật, đại biểu tham dự đã có một số ý kiến đóng góp quan trọng và thiết thực như:
Các đại biểu góp ý tại Hội thảo
Thứ nhất, về ngành đào tạo, các đại biểu đều thống nhất cho rằng việc mở 02 chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về luật là Cao đẳng nghề Luật và Cao đẳng nghề Dịch vụ pháp lý là rất phù hợp, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay về nguồn nhân lực có trình độ và hiểu biết sâu về pháp luật. Thứ hai, về chương trình đào tạo, các đại biểu cho rằng giữa hai chương trình này khá tương đồng do có nhiều môn học với thời lượng giống nhau. Do vậy, cần xem xét đến vị trí việc làm có thể đảm nhận của người học sau khi tốt nghiệp để xây dựng chương trình với các mô đun, thời lượng phù hợp nhằm đáp ứng được chuẩn đầu ra. Bên cạnh đó, cần tạo nét đặc trưng riêng khác với các cơ sở đào tạo khác nhằm thu hút người học. Ngoài ra, bổ sung thêm mô đun “Đạo đức nghề luật”, các mô đun về “Nghiệp vụ Thừa phát lại”, “Nghiệp vụ công chứng”…, nên được gom lại thành mô đun “Pháp luật về nghề Luật sư - Công chứng - Thừa phát lại”… Thứ ba, về thời lượng chương trình, các đại biểu cho rằng thời gian đào 02 năm là phù hợp, tuy nhiên cần giảm các mô đun lý thuyết trong phạm vi cho phép, duy trì các mô đun về kỹ năng, nghiệp vụ, tăng khung giờ thực hành. Thứ tư, về chuẩn đầu ra, cơ hội việc làm, đại biểu đến từ các đơn vị sử dụng lao động cho rằng cần làm tốt công tác phân luồng đối tượng người học, xác định đầu ra sau khi tốt nghiệp, hướng đến các đơn vị sử dụng là các doanh nghiệp, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng…
TS. Nguyễn Văn Phụng - Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu kết luận Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Phụng ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu, quý chuyên gia và đề nghị Tổ Công tác soạn thảo chương trình đào tạo hoàn chỉnh theo ý kiến đóng góp và tiến hành các bước tiếp theo trong quy trình mở ngành đào tạo và các bước nâng cấp Trường lên Cao đẳng trong thời gian sắp tới./.
NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐẤT ĐAI; ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Nghị Quyết quy định chức danh, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực và và mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang