Công dân có thể được tham dự các phiên họp công khai của Quốc hội?

Thứ ba - 15/04/2014 21:20
Theo dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), công dân có thể được tham dự các phiên họp công khai của Quốc hội; mỗi năm một lần, đại biểu Quốc hội phải báo cáo với cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình...

Tiếp tục phiên họp thứ 27, sáng 15/4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi).

Trong lần sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội này, UBTVQH đề nghị bên cạnh việc rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định để thể chế hóa các văn kiện của Đảng, cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những nội dung được đặt ra trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của Quốc hội thời gian qua. Đồng thời, pháp điển một bước các quy định về Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đang được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như: Nội quy kỳ họp Quốc hội, các Quy chế hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) để xây dựng một đạo luật mang tính toàn diện, bao quát đầy đủ về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, trong một số lĩnh vực hoạt động của Quốc hội vẫn sẽ có các đạo luật chuyên ngành riêng điều chỉnh cụ thể, chi tiết, như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội…

Với tinh thần đó, dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) đã có sự điều chỉnh lớn về bố cục so với Luật hiện hành, gồm 6 chương với 133 điều; các điều luật đã được đặt tên theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tiện cho việc theo dõi.

Tại phiên họp này, UBTVQH xin ý kiến các đại biểu về các nội dung liên quan đến: phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; về Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; việc nâng cấp Ban dân nguyện của UBTVQH; Hội đồng bầu cử quốc gia và việc xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội; về Đoàn ĐBQH...

Thảo luận tại phiên họp, quy định tại khoản 4, Điều 33 của dự thảo Luật “Công dân có thể được tham dự các phiên họp công khai của Quốc hội” là một trong những nội dung được các thành viên UBTVQH quan tâm. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, cần làm rõ khái niệm “tham dự” là gì và công dân được “tham dự” ở mức độ nào?

Ông Giàu cũng cho rằng cần xem lại quy định mỗi năm một lần ĐBQH phải báo cáo với cử tri về tình hình hoạt động.

Đồng tình quan điểm về quy định công dân có thể được tham dự các phiên họp công khai của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, không nên dùng từ “tham dự” bởi “tham dự” tức là có thể được ngồi họp, được phát biểu và tranh luận. Ông chia sẻ, khi đi các nước thì thấy công dân có thể vào dự khán, quan sát để giữ được sự yên tĩnh cho hoạt động của kỳ họp. “Vì vậy, chúng ta cũng chỉ nên để công dân dự khán, quan sát, theo dõi trực tiếp hoặc gián tiếp các phiên họp của Quốc hội” – ông Hiển đề nghị.

Vị trí, tính chất của Đoàn ĐBQH cũng là một vấn đề được các thành viên UBTVQH quan tâm. Theo Ban soạn thảo dự án luật, hiện đang có 2 loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị giữ như Luật tổ chức Quốc hội hiện hành, chỉ coi đây là một hình thức để đại biểu Quốc hội cùng được bầu trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các hoạt động của đại biểu. Trong điều kiện đa số đại biểu Quốc hội vẫn hoạt động kiêm nhiệm, chưa có cơ chế để đại biểu Quốc hội có bộ phận giúp việc riêng thì cần tái lập, tăng cường bộ máy, năng lực cho Văn phòng Đoàn ĐBQH ở địa phương để giúp việc chung cho các ĐBQH được bầu trong cùng địa bàn cấp tỉnh.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị khẳng định Đoàn ĐBQH là một cơ quan, có nhiệm vụ, quyền hạn độc lập để có thể chủ động hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng pháp luật, giám sát, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri tại địa phương...

Theo UBTVQH, Hiến pháp hiện không quy định Đoàn ĐBQH là cơ quan thuộc cơ cấu của Quốc hội. Hơn nữa, về nguyên tắc, ĐBQH phải giữ vị trí trung tâm trong hoạt động của Quốc hội, do đó, nếu xác định Đoàn ĐBQH như một cơ quan độc lập có thẩm quyền riêng thì vô hình chung sẽ làm lu mờ vai trò của từng ĐBQH, dễ dẫn đến hành chính hóa hoạt động của Quốc hội, tạo ra sự chồng chéo, trùng lặp về nhiệm vụ, quyền hạn với các cơ quan đại diện dân cử khác ở địa phương. Do đó, Dự thảo Luật thể hiện vấn đề này theo loại ý kiến thứ nhất.

Bàn về vấn đề này, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển đề nghị làm rõ tính pháp lý của Đoàn ĐBQH. Đồng tình Đoàn ĐBQH cần có văn phòng hoạt động nhưng ông nhấn mạnh quan điểm, Đoàn ĐBQH chỉ là nơi tập hợp các đại biểu Quốc hội ở một địa phương, có Trưởng đoàn, giữ mối quan hệ với Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội. Vì thế ông lo ngại “nếu làm không cẩn thận thì Đoàn ĐBQH sẽ như một Quốc hội thu nhỏ”.

Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì cho rằng, Đoàn ĐBQH phải có thiết chế đàng hoàng, có văn phòng hoạt động và phải có một số quyền nhất định.

Một vấn đề đáng chú ý được ông Ksor Phước đề cập tại phiên họp sáng nay là thực trạng các ĐBQH đại diện cho các dân tộc thiểu số ngày càng khiêm tốn. Ông nêu rõ, khi xây dựng đề án cho người dân tộc tham gia Quốc hội thì đặt mục tiêu cố gắng có đại diện của 40 dân tộc. Tuy nhiên, thực tế con số đại biểu đại diện cho các dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội khóa XIII là 28 dân tộc, thấp hơn so với Quốc hội khóa X, XI, XII.

Ông cũng đề xuất thiết kế lại cấu trúc của Hội đồng Dân tộc. “Cơ cấu đại biểu phải thực sự rộng hơn, ngoài đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số, thì cần bổ sung thêm số đại biểu HĐND ở các tỉnh, huyện. Số này do UBTVQH quyết định bổ sung và họ được tham gia vào các hoạt động do Hội đồng dân tộc tổ chức” – ông Ksor Phước phát biểu.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, ông Ksor Phước đề nghị bổ sung quyền thẩm tra các dự án, chính sách về dân tộc và các dự án khác có liên quan đến dân tộc.

Kim Thanh

Theo Báo điện tử ĐCS VN

Nguồn tin: thuvienphapluat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

QUYẾT ĐỊNH Số: 891/QĐ-TTg

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 102/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 103/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 101/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐẤT ĐAI; ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 88/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 71/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

Thông tư Số: 01/2024/TT-BLĐTBXH

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 31/2024/QH15

LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 97/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 29/2023/QH15

LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

Thời gian đăng: 29/08/2024

Luật số: 27/2023/QH15

LUẬT NHÀ Ở

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị Quyết số: 13/2023/NQ-HĐND

Nghị Quyết quy định chức danh, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực và và mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian đăng: 30/10/2023

Thông tư số 13/2023/TT-BNV

Thông tư số 13/2023/TT-BNV hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử

Thời gian đăng: 09/06/2024

Quyết định số: 792/QĐ-TTg

Quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 33/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Thời gian đăng: 18/06/2023

Chỉ thị Số 21-CT/TW

CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 29/02/2024

Quyết định số: 73/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 19/02/2023

Quyết định số: 01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 18/02/2023

Thông tư số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 19/02/2023

Thông tư số 10/2022/TT-BNV

Thông tư số 10/2022/TT-BNV quy định thời hạn bảo quản tài liệu

Thời gian đăng: 09/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây