Nháy mắt đưa tình là quấy rối tình dục?

Thứ năm - 28/05/2015 21:31
“Nếu bảo “nháy mắt đưa tình”, hay “mời đi chơi liên tục” mà quy là quấy rối tình dục thì khó lắm".
Mới đây, Bộ LĐ, TB&XH phối hợp Tổng LĐLĐVN, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố “Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc”.

Theo Bộ quy tắc, các hình thức quấy rối tình dục gồm: Hành vi quấy rối thể chất như tiếp xúc, cố tình đụng chạm, sờ mó, cấu véo, thậm chí tấn công tình dục, cưỡng dâm... Bên cạnh đó còn hành vi quấy rối bằng lời nói bao gồm nhận xét không phù hợp, không đứng đắn, có ngụ ý về tình dục, đề nghị, yêu cầu không được mong muốn một cách liên tục... Hành vi quấy rối phi lời nói bao gồm ngôn ngữ cơ thể không đứng đắn, nháy mắt, phô bày tài liệu khiêu dâm…

Trao đổi với PV Báo Giao thông, GS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Ở Việt Nam, các hiện tượng có tính chất quấy rối tình dục đối với phụ nữ khá phổ biến, nhưng chưa được đưa vào quy định để ngăn chặn. Một khi đã quy định phải cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng, phù hợp với thực tiễn”. Ông Thi nhận định, để đánh giá về tính khả thi của Bộ quy tắc này không dễ, quan trọng là nếu muốn Bộ quy tắc này khả thi, người nào cho rằng mình bị người khác quấy rối, vi phạm thì mạnh dạn tố cáo, khiếu kiện, sau đó cơ quan xét xử là cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và khẳng định điều đó đã vi phạm hay chưa.

Cùng quan điểm, TS Xã hội học Đặng Vũ Cảnh Linh, Trưởng ban Thông tin, phổ biến kiến thức, Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam cho rằng, quan trọng là khâu tổ chức thực hiện thế nào cho hiệu quả. Bộ quy tắc này chủ yếu để giáo dục, truyền thông cho nạn nhân chứ không nặng về xử lý vụ việc, hướng vào truyền thông, giáo dục thủ phạm.

Để biên soạn bộ quy tắc này, chắc chắn những người thực hiện phải xuất phát từ những tình huống thực tế, có thật, những hiện tượng thường xảy ra, phải tiếp cận dựa trên kiến thức khoa học liên ngành do các chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện. Để tăng cường hiệu quả, cần phải tạo cơ chế thực hiện như tập huấn cho các cấp lãnh đạo các ban ngành, tổ chức liên quan. Bên cạnh đó, phải thành lập các đường dây nóng trợ giúp, thành lập các tổ tư vấn, tham vấn cho các vụ việc, rồi nơi nhận hồ sơ xử lý vụ việc…

Trong khi đó, ĐBQH Bùi Thị An (Hà Nội) lại cho rằng, trong việc xây dựng luật hay các bộ quy tắc, trước hết phải có đánh giá tác động, đánh giá khả năng hấp thụ của luật, của quy tắc đó đối với xã hội hiện tại. Cụ thể, phải xét đến trình độ dân trí, tính cấp bách, cần thiết, và quan trọng là nguồn lực để thực hiện luật, quy tắc đã đề ra.

“Một bộ luật hay bộ quy tắc đưa ra mà không khả thi thì vừa không có ý nghĩa, không đem lại hiệu quả gì, lại gây lãng phí nguồn lực tổ chức thi hành”, bà An nói và cho rằng, việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc là cần thiết, nhưng phải khảo sát thực tế cuộc sống cần gì, cái gì đưa vào có thể thực hiện được, không thực hiện được thì không nên, sẽ dẫn đến chuyện nhờn luật, gây mất lòng tin của dân.

“Các quy tắc đưa ra phải cụ thể, rõ ràng, có tính xác thực. Còn nếu bảo “nháy mắt đưa tình”, hay “mời đi chơi liên tục” mà quy là quấy rối tình dục thì khó lắm. Làm thế nào để xác định, chứng minh được điều đó. Tôi nháy mắt có thể là tôi yêu quý anh/ chị chứ sao lại bảo tôi quấy rối? Luật là phải định lượng chứ không thể định tính, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Những thứ liên quan đến phạm trù hành vi đạo đức như quấy rối tình dục thì quan trọng vẫn là phải tuyên truyền, còn biện pháp cấm sẽ không hiệu quả, không thể cấm được”, bà An nêu quan điểm.

Hoài Thu

Theo Báo Giao Thông

Nguồn tin: thuvienphapluat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

Thông tư Số: 01/2024/TT-BLĐTBXH

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Nghị định Số: 97/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

Thời gian đăng: 28/02/2024

Nghị Quyết số: 13/2023/NQ-HĐND

Nghị Quyết quy định chức danh, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực và và mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian đăng: 30/10/2023

Quyết định số: 792/QĐ-TTg

Quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 33/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Thời gian đăng: 18/06/2023

Chỉ thị Số 21-CT/TW

CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 29/02/2024

Quyết định số: 73/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 19/02/2023

Quyết định số: 01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 18/02/2023

Thông tư số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 19/02/2023

Nghị định số: 98/2022/NĐ-CP

Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 18/02/2023

Nghị quyết số: 27-NQ/TW

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Thời gian đăng: 18/06/2023

GCN số: 15a/2021/GCNĐKBS-TCGDNN

Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Thông tư số: 01/2022/TT-BTP

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 87/2020/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ, ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TRỰC TUYẾN

Thời gian đăng: 18/06/2023

Nghị định Số: 81/2021/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ THU, QUẢN LÝ HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VÀ CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP; GIÁ DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

Thời gian đăng: 28/02/2024

Thông tư số: 2/2021/TT-BNV

THÔNG TƯ Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư

Thời gian đăng: 18/06/2023

GCN số: 15/2021/GCNĐKHĐ-TCGDNN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 07/2021/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHUẨN NGHÈO ĐA CHIỀU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thời gian đăng: 18/06/2023

Quyết định số: 863/QĐ-LĐTBXH

Quyết định về việc thành lập Trường Cao đẳng Luật miền Nam

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 30/2020/NĐ-CP

Nghị định về công tác văn thư

Thời gian đăng: 19/02/2023

Luật số: 24/2018/QH14

LUẬT AN NINH MẠNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây