Thực hiện trách nhiệm với địa phương - Trường Trung cấp Luật Vị Thanh tham gia đóng góp ý kiến Dự thảo Luật Quy hoạch

Thứ sáu - 17/03/2017 20:05
Thực hiện Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2017 của Quốc hội khóa XIV; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với Dự thảo Luật Quy hoạch để Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ ba. Thông qua Giấy mời số 03/GM-ĐĐBQH ngày 02/3/2017 của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh đã tham gia Hội nghị và đóng góp ý kiến đối với Dự thảo Luật Quy hoạch - đây là hoạt động mà Trường đã góp phần thực hiện trách nhiệm của đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp đóng tại địa phương.
Dự thảo Luật Quy hoạch đã hướng đến mục tiêu tái cấu trúc hệ thống quy hoạch của quốc gia. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã tiếp tục cho ý kiến về Dự thảo Luật Quy hoạch với việc bổ sung một số điểm, khoản quy định về: (1) Quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; (2) Phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch; (3) Rà soát, bổ sung nội dung báo cáo các loại quy hoạch; (4) Rà soát, bổ sung trình tự thẩm định quy hoạch; (5) Bổ sung thủ tục thẩm tra quy hoạch trong phê duyệt quy hoạch; (6) Rà soát, bổ sung các quy định liên quan đến điều chỉnh quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch. Dự thảo Luật hiện được thiết kế theo cơ cấu gồm 6 Chương với 69 Điều. Dự thảo đã giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra, tiêu biểu như: định kỳ rà soát là 5 năm để điều chỉnh phù hợp (Điều 38 Dự thảo); giao thẩm quyền cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ xác định phương hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các ngành mang tính liên vùng, liên tỉnh (Điều 25 Dự thảo),... Theo đó, Hội nghị Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Quy hoạch đã diễn ra sâu rộng nhằm lấy ý kiến toàn diện về các vấn đề có liên quan đến văn bản luật quan trọng này.
Trong không khí nghiêm túc, Hội nghị đã được diễn ra với sự chủ trì của ông Huỳnh Thanh Tạo - Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Hậu Giang, ông Đồng Văn Thanh - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cô Nguyễn Thanh Thủy - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Hậu Giang, cùng với sự góp mặt của các Đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Hậu Giang; thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh; Lãnh đạo các Sở ngành của tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Bộ Tư lệnh quân khu 9. Đại diện cho đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp đóng tại Hậu Giang, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh tham gia góp ý thêm một số nội dung như sau:
Thứ nhất, về cấu trúc của Dự thảo
Căn cứ Điều 1 Dự thảo quy định về Phạm vi điều chỉnh thì: “Luật này quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, điều chỉnh các loại quy hoạch và giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra quy hoạch; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy hoạch”. Như vậy theo Điều này, hoạt động quy hoạch bao gồm các bước được sắp xếp theo một trật tự trước - sau gồm: (1) Lập quy hoạch; (2) Thẩm định quy hoạch; (3) Phê duyệt quy hoạch; (4) Công bố quy hoạch; (5) Thực hiện quy hoạch; (6) Điều chỉnh quy hoạch; (7) Giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra quy hoạch; (8) Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy hoạch. Điều này cũng đã đặt ra yêu cầu là: trong cơ cấu các điều khoản quy định của Dự thảo Luật cần thiết được sắp xếp theo trình tự như vậy để bố cục và nội dung tạo được tính thống nhất liên tục, việc tiếp cận, theo dõi và nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng được dễ dàng và thuận lợi.
Hiện tại theo Dự thảo, có thể thấy: (i) Việc “Lập quy hoạch” được quy định tại Chương II, từ Điều 12 - Điều 27; (ii) Việc “Thẩm định quy hoạch” được quy định tại mục 1 Chương II, từ Điều 28 - Điều 32; (iii) Vấn đề về “Phê duyệt quy hoạch” được quy định tại mục 2 Chương II, từ Điều 33 - Điều 36. Đến đây thì tạo được sự liên tục, tuy nhiên bố cục của những hoạt động sau trong Dự thảo có sự xen kẽ, chưa hệ thống như: (iv) Vấn đề về “Công bố quy hoạch” được quy định tại mục 2 Chương V về “Thông tin quy hoạch”; (v) Vấn đề về “Thực hiện quy hoạch” được quy định tại mục 4 Chương V, từ Điều 60 - Điều 65; (vi) Vấn đề về “Điều chỉnh quy hoạch” được quy định tại Chương IV, từ Điều 37 - Điều 40; (vii) Vấn đề về “Giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra quy hoạch” được quy định tại: Mục 3 Chương V về “Giám sát, đánh giá hoạt động quy hoạch” và Mục 5 Chương V về “Kiểm tra, thanh tra và xứ lý vi phạm trong hoạt động quy hoạch”; (viii) Vấn đề về “Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy hoạch” được quy định tại mục 1 Chương V, từ Điều 41 - Điều 47. Do vậy đề nghị:
- Một là, điều chỉnh cơ cấu các điều khoản, mục, chương của Dự thảo theo hướng sắp xếp, bố trí theo thứ tự về các hoạt động quy hoạch theo thứ tự như được nêu tại Điều 1 của Dự thảo về 8 nhóm vấn đề như trên để tạo tính hệ thống của dự Luật;
- Hai là, điều chuyển sắp xếp vị trí của các tiểu mục tại các Chương cho phụ hợp, như: Tại Chương II quy định về vấn đề “Lập quy hoạch” (từ Điều 12 - Điều 27), trong đó có: (i) Mục 1 quy định về “Hệ thống quy hoạch” (Điều 12, 13), (ii) Mục 2 quy định về “Tổ chức lập quy hoạch” (từ Điều 14 - Điều 19) và (iii) Mục 3 quy định về “Nội dung quy hoạch” (Điều 20 - Điều 27). Như vậy, đề nghị chuyển mục 1 Chương II quy định về “Hệ thống quy hoạch” (gồm 02 Điều: Điều 12 và Điều 13) về trong Chương I “Quy định chung”. Khi đó, chúng ta sẽ có: (i) Chương 1 “Quy định chung” sẽ đồng thời giới thiệu “Hệ thống quy hoạch” theo Điều 12, 13 của Dự thảo mang tính khái quát chung và toàn diện hơn; (ii) Chương II quy định về việc “Lập quy hoạch” thì nội dung của Chương sẽ đi trực tiếp vào vấn đề “Tổ chức lập quy hoạch” (như mục 2 của Dự thảo) và “Nội dung quy hoạch” (như mục 3 của Dự thảo). Điều này sẽ tạo ra được tính hệ thống từ khái quát đến cụ thể.  
Thứ hai, phạm vi điều chỉnh của Dự thảo cần cụ thể hơn: Bỡi cũng theo Điều 1 Dự thảo thì “Luật này quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, điều chỉnh các loại quy hoạch và giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra quy hoạch; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy hoạch”. Ở đây có thể thấy, phạm vi điều chỉnh của Dự thảo đã xác định “các loại quy hoạch”, như vậy “các loại quy hoạch” ở đây được hiểu là những loại quy hoạch gì? Quy hoạch về công tác tổ chức cán bộ cũng là một dạng quy hoạch nhưng có được xem là một trong những phạm vi được điều chỉnh của Dự luật này hay không. Có thể thấy, theo Điều 12 của Dự thảo thì hệ thống quy hoạch trong Luật này gồm 05 cấp theo thứ bậc như: (1) Quy hoạch cấp quốc gia: quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia; (2) Quy hoạch vùng; (3) Quy hoạch tỉnh; (4) Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; (5) Quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định. Hơn nữa, tại khoản 4 Điều 4 của Dự thảo quy định về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch thì đã xác định cần “đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới trong hoạt động quy hoạch”. Như vậy, nếu xâu chuỗi các thông tin trên với nhau thì đã vô tình tạo ra sự mơ hồ và cũng có thể tạo ra sự nhầm lẫn ngay từ Điều 1 và Điều 4 của Dự thảo, bỡi lẽ như đã nêu: vấn đề quy hoạch về công tác tổ chức cán bộ cũng là một dạng quy hoạch, khi Điều 1 Dự thảo xác định phạm vi điều chỉnh là “các loại quy hoạch” thì có bao hàm vấn đề này hay không, và càng đặt ra trước nguyên tắc bình đẳng giới trong hoạt động quy hoạch. Do vậy, tại Điều 1 của Dự thảo cần kết hợp khái quát với Điều 12 của Dự thảo về hệ thống các quy hoạch trong Dự luật để ngay từ khi mở đầu nội dung của Luật thì sẽ cụ thể và hình dung rõ ràng về phạm vi điều chỉnh của Dự luật.
Thứ ba, bổ sung, hoàn thiện khoản 1 Điều 4 của Dự thảo về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch: Theo khoản 1 Điều 4 Dự thảo quy định “Hoạt động quy hoạch phải tuân theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Có thể thấy, hoạt động quy hoạch chỉ phải tuân theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là chưa đầy đủ và đảm bảo tính toàn diện về cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động quy hoạch gồm 05 cấp theo thứ bậc được nêu tại Điều 12 của Dự thảo, có liên quan đến các ngành, các lĩnh vực khác nhau nên ngoài Luật này ra thì hoạt động quy hoạch còn phải đảm bảo các quy định của pháp luật chuyên ngành và các văn bản chỉ đạo điều hành chung. Do vậy, đề nghị bổ sung cụm từ “văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam” đề hoàn thiện khoản 1 Điều 4 Dự thảo này như sau: “Hoạt động quy hoạch phải tuân theo quy định của Luật này, văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Thứ tư, bổ sung nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch được quy định tại Điều 4 Dự thảo: Tại khoản 1 Điều 22 của Dự thảo quy định về quy hoạch tổng thể quốc gia, theo đó: “Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia xác định việc phân bố và tổ chức không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế và có tính liên vùng mang tính chiến lược trên toàn bộ không gian lãnh thổ quốc gia”. Có thể thấy, quy hoạch tổng thể quốc gia không chỉ có tầm quan trọng đối với cấp quốc gia mà còn có ý nghĩa đặc biệt mang tầm quốc tế. Do vậy, đặt ra trong mối quan hệ quốc tế thì cần thiết phải tiếp tục khẳng định nguyên tắc “tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” (theo Điều 12 Hiến pháp năm 2013), và ý nghĩa về “toàn vẹn lãnh thổ” được khẳng định đầy đủ trong Điều 1 Hiến pháp năm 2013, cụ thể: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời”. Đặt ra trong mối quan hệ quốc tế thì nhất thiết phải xác định rõ nguyên tắc then chốt và bất di bất dịch của Việt Nam, hơn hết vấn đề quy hoạch lại càng phải xem trọng. Do vậy, đề nghị bổ sung nguyên tắc thứ 8 là: “Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời”. Điều này là rất cần thiết vì sẽ tạo được tính tương thích, phù hợp với hệ thống quy hoạch với 05 cấp theo thứ bậc quy hoạch như: (1) Quy hoạch cấp quốc gia, gồm: quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia; (2) Quy hoạch vùng; (3) Quy hoạch tỉnh; (4) Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; (5) Quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định (theo Điều 12 của Dự thảo).
Thứ năm, đề nghị bổ sung khoản 1 Điều 22 Dự thảo quy định về “Quy hoạch tổng thể quốc gia”: Theo khoản 1 Điều 22 Dự thảo quy định về “Quy hoạch tổng thể quốc gia” thì: “Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia xác định việc phân bố và tổ chức không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế và có tính liên vùng mang tính chiến lược trên toàn bộ không gian lãnh thổ quốc gia”. Đề nghị bổ sung cụm từ “phát triển bền vững các hoạt động kinh tế - xã hội”, theo đó khoản 1 Điều 22 Dự thảo hoàn thiện như sau: “Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia xác định việc phân bố và tổ chức không gian phát triển bền vững các hoạt động kinh tế - xã hội có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế và có tính liên vùng mang tính chiến lược trên toàn bộ không gian lãnh thổ quốc gia”. Bỡi lẽ, kể từ khi có Luật Quy hoạch để định hướng chung cho hoạt động quy hoạch chung của quốc gia thì yêu cầu đặt ra là phải đạt được nhiều hơn những gì đã đạt trong thời gian qua, làm sao để các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển bền vững thật sự thì mới đáp ứng được sự kỳ vọng và chờ đợi của Nhân dân. Đó cũng là mục tiêu của hoạt động quy hoạch.
Thứ sáu, bổ sung khoản 1 Điều 47 Dự thảo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Theo khoản 1 Điều 47 Dự thảo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ “Chủ trì tổ chức giám sát hoạt động quy hoạch theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 9 Hiến pháp năm 2013 thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng “giám sát, phản biện xã hội” - đây cũng là một trong những điểm mới tiêu biểu của Hiến pháp năm 2013 so với các Hiến pháp trước đây về chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do vậy, đề nghị bổ sung chức năng “phản biện xã hội” vào khoản 1 Điều 47 Dự thảo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, theo đó tại khoản này sẽ được hoàn thiện như sau: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Chủ trì tổ chức giám sát, phản biện xã hội về các hoạt động quy hoạch theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Thứ bảy, cơ chế giám sát của cộng đồng cần được cụ thể hóa hơn: Theo Điều 57 của Dự thảo quy định về giám sát của cộng đồng thì: “Trình tự, thủ tục giám sát của cộng đồng về việc thực hiện quy hoạch theo quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở; Nội dung giám sát của cộng đồng về việc thực hiện quy hoạch theo quy định của Chính phủ”. Như vậy, trong trường hợp người dân phát hiện việc thực hiện trái quy hoạch thì sẽ thông tin đến ai, cơ quan nào và ở đâu. Do đó, giải pháp được đưa ra trong Dự thảo mới lần này là khung pháp luật và thể chế về quy hoạch cần được xây dựng thống nhất, có hệ thống, nhất quán, trong đó xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của người dân, cộng đồng đối với quá trình thực thi quy hoạch.
Qua những đóng góp của Trường Trung cấp Luật Vị Thanh, ông Huỳnh Thanh Tạo - Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận những kết quả nghiên cứu đầy trách nhiệm của cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp đóng tại trên địa bàn tỉnh. Từ đây, Lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để Trường có thể tham dự nhiều hơn các hoạt động góp ý, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh - đây cũng là điều kiện để đội ngũ giáo viên của Trường có thêm kinh nghiệm thực tiễn, cũng như kiến thức lý luận để nâng cao chất lượng bài giảng, theo đó hoạt động đào tạo của Trường cũng đáp ứng tối ưu yêu cầu của tỉnh cũng như xã hội đặt ra./.

Tác giả bài viết: Kim Hoa

 Tags: quốc hội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

QUYẾT ĐỊNH Số: 891/QĐ-TTg

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 102/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 103/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 101/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐẤT ĐAI; ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 88/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 71/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

Thông tư Số: 01/2024/TT-BLĐTBXH

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 31/2024/QH15

LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 97/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 29/2023/QH15

LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

Thời gian đăng: 29/08/2024

Luật số: 27/2023/QH15

LUẬT NHÀ Ở

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị Quyết số: 13/2023/NQ-HĐND

Nghị Quyết quy định chức danh, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực và và mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian đăng: 30/10/2023

Thông tư số 13/2023/TT-BNV

Thông tư số 13/2023/TT-BNV hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử

Thời gian đăng: 09/06/2024

Quyết định số: 792/QĐ-TTg

Quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 33/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Thời gian đăng: 18/06/2023

Chỉ thị Số 21-CT/TW

CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 29/02/2024

Quyết định số: 73/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 19/02/2023

Quyết định số: 01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 18/02/2023

Thông tư số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 19/02/2023

Thông tư số 10/2022/TT-BNV

Thông tư số 10/2022/TT-BNV quy định thời hạn bảo quản tài liệu

Thời gian đăng: 09/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây