Bộ trưởng Lê Thành Long đồng hành, chia sẻ nhiều nguyện vọng chính đáng của người dân

Thứ năm - 27/04/2017 03:49
Hôm nay (26/4), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị số 2 tỉnh Kiên Giang tiếp tục có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV tại xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Buổi tiếp xúc có đông đảo đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh Kiên Giang cùng hơn 100 đại biểu cử tri trên địa bàn tham dự.
Bộ trưởng Lê Thành Long đồng hành, chia sẻ nhiều nguyện vọng chính đáng của người dân
Nhiều vấn đề an sinh xã hội được cử tri quan tâm
Sau khi nghe Đoàn ĐBQH thông qua các nội dung chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, thay mặt bà con cử tri, cử tri Trần Văn Lượm (ấp Phát Đạt) gửi gắm nguyện vọng, trước tình hình biến đổi khí hậu phức tạp, sạt lở đê có thể diễn ra bất cứ lúc nào, trong khi trạng xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu vào nội đồng và diễn biến phức tạp, cử tri kiến nghị Chính phủ cần sớm hỗ trợ địa phương xây dựng các công trình hỗ trợ đê, xây dựng các hệ thống cống ngăn mặn, tránh trường hợp nước mặn tràn vào gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân.
Đồng quan điểm trên, cử tri Nguyễn Thanh Bia cũng kiến nghị người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng thủy sản, một vụ lúa – một vụ tôm, do đó ngoài việc đầu tư các hạng mục phi công trình cần quan tâm quản lý cải tạo môi trường, bởi môi trường ô nhiễm người chịu khổ nhất chính là người dân. Chính quyền cần có biện pháp chế tài mạnh đối với những trường hợp vi phạm. Đặc biệt, đối với những thương lái thu mua tôm, sau đó bơm tạp chất vào để kiếm lời, khi phát hiện chính quyền cần xử lý mạnh, triệt để, để tránh tôm bị giảm giá, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, cần quản lý tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý tốt việc tiếp thị các sản phẩm vào trường học, bởi những sản phẩm không rõ nguồn gốc khi vào môi trường giáo dục sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của học sinh.
Nhiều vấn đề an sinh xã hội được cử tri quan tâm
Sau khi nghe Đoàn ĐBQH thông qua các nội dung chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, thay mặt bà con cử tri, cử tri Trần Văn Lượm (ấp Phát Đạt) gửi gắm nguyện vọng, trước tình hình biến đổi khí hậu phức tạp, sạt lở đê có thể diễn ra bất cứ lúc nào, trong khi trạng xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu vào nội đồng và diễn biến phức tạp, cử tri kiến nghị Chính phủ cần sớm hỗ trợ địa phương xây dựng các công trình hỗ trợ đê, xây dựng các hệ thống cống ngăn mặn, tránh trường hợp nước mặn tràn vào gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân.
Đồng quan điểm trên, cử tri Nguyễn Thanh Bia cũng kiến nghị người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng thủy sản, một vụ lúa – một vụ tôm, do đó ngoài việc đầu tư các hạng mục phi công trình cần quan tâm quản lý cải tạo môi trường, bởi môi trường ô nhiễm người chịu khổ nhất chính là người dân. Chính quyền cần có biện pháp chế tài mạnh đối với những trường hợp vi phạm. Đặc biệt, đối với những thương lái thu mua tôm, sau đó bơm tạp chất vào để kiếm lời, khi phát hiện chính quyền cần xử lý mạnh, triệt để, để tránh tôm bị giảm giá, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, cần quản lý tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý tốt việc tiếp thị các sản phẩm vào trường học, bởi những sản phẩm không rõ nguồn gốc khi vào môi trường giáo dục sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của học sinh.
Bộ trưởng Lê Thành Long cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang đơn vị số 2
trao cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện 
An Minh
Về nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách cho các hộ nghèo, cử tri Danh Thìn (ấp Kim Quy 2) kiến nghị, cần tăng nguồn vốn vay cho các đối tượng hộ nghèo nhằm giúp bà con có nguồn vốn kinh doanh sản xuất ổn định, góp phần nâng cao cuộc sống; đảm bảo xóa nghèo bền vững ở các địa phương. Về vấn đề an ninh trật tự, an toàn giao thông, đầu tư giao thông nông thôn,  nhiều cử tri kiến nghị chính quyền địa phương cần quản lý tốt những đối tượng là trẻ em khi tham gia giao thông, bởi các em thường phóng nhanh vượt ẩu gây nguy hiểm cho bản thân các em và người đi đường. Hơn nữa, Chính phủ cần hỗ trợ nâng cấp các lộ giao thông nông thôn và quan tâm đầu tư điện thắp sáng trên các tuyến đường xã liên xã.
Ngoài ra, các vấn đề về chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, những trường hợp được nhận huy chương nhưng chưa nhận được tiền thưởng; vấn đề hỗ trợ mai táng phí; bảo hiểm y tế cho Hội Cựu chiến binh thuộc đối tượng được hưởng chế độ theo chính sách của Nhà nước; hay việc triển khai thực hiện chế độ phụ cấp cho cán bộ cấp xã, để cán bộ cấp cơ sở được yên tâm công tác… cũng được đa số cử tri quan tâm kiến nghị.
Người dân cần “nói không với thực phẩm bẩn”
Tiếp thu và ghi nhận những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân nông thôn, Bộ Trưởng Lê Thành Long đã ân cần chia sẻ, đồng thời giải thích cặn kẽ những vấn đề người dân đang quan tâm.
Về công tác xây dựng pháp luật, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, đợt này Quốc hội sẽ xem xét thông qua 13 luật. Trong đó, có 2 luật liên quan trực tiếp đến người dân. Thứ nhất là Luật Thủy lợi, sẽ chuyển từ thủy lợi phí sang giá dịch vụ thủy lợi. Theo Bộ trưởng, đây được xem là sự chuyển đổi phù hợp với kinh tế thị trường hiện nay. Chính vì thế trong quá trình thực hiện phải đảm bảo tính khả thi, không gây tác động và chắc chắn sẽ có chính sách phù hợp giúp bà con chuyển đổi. Về vấn đề vận hành xả lũ của các công trình thủy điện, phục vụ thủy lợi cũng sẽ được quy định chặt chẽ hơn. Thứ hai là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng giúp giải quyết vấn đề tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân.
Cũng theo người đứng đầu ngành Tư pháp, trong Chương trình kỳ họp Quốc hội tới đây sẽ có nội dung giám sát an toàn thực phẩm. Bởi thời gian qua, mặc dù công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm được đẩy mạnh. Tuy nhiên  ý thức trách nhiệm của một số bộ phận người dân chưa cao nên việc thực phẩm bẩn vẫn còn xuất hiện và khó kiểm soát trên thị trường, gây tác động không nhỏ đến cộng đồng.
Từ những tồn tại và hạn chế trên, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết trong dự thảo báo cáo giám sát cũng sẽ đưa ra một số giải pháp như: thực hiện tổng kết 05 năm thi hành Luật An toàn vệ sinh thực phẩm; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là truyền thông, góp phần nâng cao ý thức của người dân kể cả người sản xuất, người tiêu dùng trong việc nói không với thực phẩm bẩn. Bộ trưởng kêu gọi người dân cùng chung tay đồng lòng với chính quyền địa phương tăng cường giám sát để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, nói không với thực phẩm bẩn.
Về vấn đề môi trường, Bộ trưởng cho biết đã có nhiều quy định chế tài cụ thể, tuy nhiên phần lớn là áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Sắp tới Đoàn ĐBQH sẽ đề xuất với Quốc hội sớm có biện pháp chế tài mạnh hơn đối với những hành vi vi phạm.
Giải thích về vấn đề chính sách đối với người có công, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, công tác chăm lo, hỗ trợ đối với người có công luôn được thực hiện liên tục. “Mặc dù đất nước còn nghèo nhưng chính sách đối với người có công của Việt Nam là nhân đạo nhất. Khi đất nước phát triển có điều kiện hơn thì sẽ tăng thêm nguồn trợ cấp cho đối tượng chính sách”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Đối với những kiến nghị của cử tri liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục phản ánh với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý địa phương trong quá trình thực hiện xét duyệt cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để đảm bảo việc xét duyệt đúng người, đúng đối tượng….
Dịp này, Bộ trưởng Lê Thành Long và Đoàn ĐBQH đã trao tặng 3 phần quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn xã Vân Khánh Tây.
Bộ trưởng Lê Thành Long đi giám sát thực tế việc đầu tư xây dựng
một số hạng mục công trình tại Trường Trung cấp Luật Vị Thanh
Cũng trong chuyến tiếp xúc cử tri lần này, Bộ trưởng Lê Thành Long đã dành thời gian đến thăm và làm việc với Trường Trung  cấp luật Vị Thanh, nghe báo cáo về tình hình hoạt động cũng như công tác đào tạo, tuyển sinh của Trường trong thời gian qua. Tại đây, Bộ trưởng đã trực tiếp khảo sát thực tế việc đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình đang triển khai xây tại trường. Bộ trưởng lưu ý nhà trường trong quá trình xây dựng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng công trình và an toàn cho người lao động.

 

Tác giả bài viết: Hà Vy - Thành Thật

Nguồn tin: Bộ Tư pháp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

QUYẾT ĐỊNH Số: 891/QĐ-TTg

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 102/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 103/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 101/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐẤT ĐAI; ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 88/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 71/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

Thông tư Số: 01/2024/TT-BLĐTBXH

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 31/2024/QH15

LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 97/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 29/2023/QH15

LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

Thời gian đăng: 29/08/2024

Luật số: 27/2023/QH15

LUẬT NHÀ Ở

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị Quyết số: 13/2023/NQ-HĐND

Nghị Quyết quy định chức danh, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực và và mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian đăng: 30/10/2023

Thông tư số 13/2023/TT-BNV

Thông tư số 13/2023/TT-BNV hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử

Thời gian đăng: 09/06/2024

Quyết định số: 792/QĐ-TTg

Quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 33/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Thời gian đăng: 18/06/2023

Chỉ thị Số 21-CT/TW

CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 29/02/2024

Quyết định số: 73/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 19/02/2023

Quyết định số: 01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 18/02/2023

Thông tư số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 19/02/2023

Thông tư số 10/2022/TT-BNV

Thông tư số 10/2022/TT-BNV quy định thời hạn bảo quản tài liệu

Thời gian đăng: 09/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây