Tham dự Hội nghị Triển khai các văn bản Luật của UBND tỉnh Hậu Giang

Thứ năm - 30/03/2017 21:51
Thông qua Giấy mời số 122/GM-VP.UBND ngày 24/3/2017 của Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh đã tham dự Hội nghị triển khai các văn bản luật gồm: Luật Đấu giá tài sản, Luật Tiếp cận thông tin và Luật Trẻ em - đây là sự kết nối thường xuyên mà Lãnh đạo tỉnh đã tạo điều kiện cho Trường Trung cấp Luật Vị Thanh được cộng hưởng cùng với các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh trong việc tiếp cận với những thông tin pháp lý mới, đặc biệt là các văn bản luật vừa được Quốc hội thông qua.
Quang cảnh Hội nghị triển khai Luật
Quang cảnh Hội nghị triển khai Luật
Hội nghị được tổ chức sâu rộng với sự tham dự của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang; đại diện HĐND, Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và các Ban Xây dựng Đảng, Văn phòng HĐND và các Ban HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Hậu Giang; Lãnh đạo và đại diện tổ chức pháp chế các Sở, Ban ngành; lãnh đạo Đoàn thể tỉnh, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh; thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; Lãnh đạo Đoàn Luật sư, Hội Luật gia, các Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; Ban Dân chủ - Pháp luật trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang; Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; Lãnh đạo các Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin, Hội Luật gia cấp huyện và các cơ quan báo đài trên địa bàn tỉnh. Về phía Trường Trung cấp Luật Vị Thanh, Ban Giám hiệu đã tạo điều kiện cho giáo viên thuộc Khoa Đào tạo cơ bản và Khoa Đào tạo nghiệp vụ tham dự nhằm học tập kinh nghiệm về kỹ năng truyền đạt của báo cáo viên, cũng như tiếp cận với các thông tin pháp lý mới nhằm cập nhật, hoàn thiện nội dung bài giảng đáp ứng yêu cầu đặt ra của Lãnh đạo Nhà trường đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, cô Phạm Thanh Tuyền - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Hậu Giang đã nêu ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của 03 (ba) văn bản luật vừa được Quốc hội thông qua gồm: (i) Luật Đấu giá tài sản; (ii) Luật Tiếp cận thông tin và (iii) Luật Trẻ em. Đồng thời gợi ý những nội dung cần tìm hiểu hướng đến những nội dung mới mà các văn bản luật trên chứa đựng các quy phạm pháp luật, bên cạnh đó sinh hoạt về cách thức làm việc, trao đổi giữa báo cáo viên trình bày và đại biểu tham dự sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất thông qua Hội nghị này.
Trên tinh thần đó, TS.Đồng Việt Phương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang đã báo cáo trước Hội nghị về tinh thần của Luật Đấu giá tài sản, đồng thời có những so sánh với Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. Được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2016, Luật Đấu giá tài sản gồm có 08 Chương và 81 Điều với các nội dung cơ bản như:
(i) Thứ nhất, về tài sản bán đấu giá: Luật quy định tài sản bán đấu giá bao gồm tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá và tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá. Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, Luật liệt kê cụ thể các loại tài sản này trên cơ sở rà soát quy định pháp luật chuyên ngành nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ trình tự, thủ tục quy định tại Luật đấu giá tài sản khi bán đấu giá các loại tài sản đó;
(ii) Thứ hai, về nguyên tắc đấu giá tài sản và các hành vi bị nghiêm cấm: Luật quy định nguyên tắc đấu giá tài sản phải bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, khách quan, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cơ quan, tổ chức có liên quan. 
(iii) Thứ ba, về đấu giá viên: Để nâng cao chất lượng đội ngũ đấu giá viên và tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Luật đã quy định các tiêu chuẩn khắt khe hơn so với Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. Bên cạnh đó, Luật cũng thu hẹp đối tượng được miễn đào tạo nghề đấu giá, theo đó,  chỉ những người đã qua các khóa đào tạo về nghề nghiệp và có kỹ năng hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp và lĩnh vực có liên quan như luật sư, công chứng viên, quản tài viên, Thừa phát lại... mới được miễn đào tạo.
(iv) Thứ tư, về tổ chức đấu giá tài sản: Luật quy định tổ chức đấu giá tài sản bao gồm doanh nghiệp đấu giá tài sản và Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản. Tuy nhiên, khác với quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Luật đấu giá tài sản quy định doanh nghiệp đấu giá tài sản chỉ được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và thực hiện đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.
(v) Thứ năm, về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản: Khắc phục hạn chế, vướng mắc của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Luật đấu giá tài sản đã tách bạch quy trình bán đấu giá với quy trình trước và sau khi tổ chức bán đấu giá, đồng thời, quy định trình tự, thủ tục đấu giá tài sản chung và trình tự, thủ tục đấu giá các loại tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá theo hướng chặt chẽ, đảm bảo tính minh bạch, khách quan, hạn chế tối đa tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, móc nối, thông đồng, dìm giá, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, tránh gây thất thoát cho tài sản nhà nước (thể hiện qua các quy định về việc niêm yết thông tin đấu giá tài sản; việc tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; tiền đặt trước; thủ tục đăng ký tham gia đấu giá; hình thức đấu giá; quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá trong việc tổ chức thực hiện việc đấu giá; các trường hợp hủy kết quả đấu giá tài sản...).
(vi) Thứ sáu, về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu: Luật hóa các quy định của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Luật đấu giá tài sản quy định tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng chỉ được đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà tổ chức đã mua. Trong trường hợp nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được bán đấu giá thì tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện đấu giá tài sản hoặc tự thực hiện đấu giá tài sản theo trình tự, thủ tục quy định của Luật đấu giá tài sản.
Tiếp nối những nội dung mới của Luật Đấu giá tài sản như trên, cô Trần Xuân Trang - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hậu Giang đã báo cáo trước Hội nghị về những nội dung cơ bản của Luật Tiếp cận thông tin được Quốc hội thông qua ngày 06/4/2016 tại kỳ họp thứ 11,  Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 19/4/2015 và Luật sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018. Theo đó, những nội dung cơ bản được khái quát:
(i) Một là, về chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin: Luật quy định chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin là công dân. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự sẽ thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ; người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam sẽ chỉ được cung cấp những thông tin có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
(ii) Hai là, chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin: Luật quy định cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra trừ trường hợp thông tin công dân không được phép tiếp cận. Đối với trường hợp thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định. Riêng đối với Ủy ban nhân dân cấp xã thì bên cạnh cung cấp thông tin do mình tạo ra còn cung cấp thông tin do mình nhận được.
(iii) Ba là, về cách thức tiếp cận thông tin: Luật quy định công dân được tiếp cận thông tin bằng hai cách thức bao gồm i) Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai và ii) Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông thông tin.
(iv) Bốn là, về các hành vi bị nghiêm cấm: Luật quy định cấm các hành vi: (i) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin ; (ii) Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực ; (iii) Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức ; (iv) Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.
(v) Năm là, về phạm vi thông tin được tiếp cận: Luật quy định công dân được tiếp cận tất cả thông tin của có quan nhà nước theo quy định của Luật này, trừ thông tin công dân không được tiếp cận và thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện. Thông tin phải được công khai bao gồm thông tin mà pháp luật quy định phải được công khai; thủ tục hành chính và quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước... và căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động công khai thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ. Hình thức công khai thông tin được thực hiện thông qua việc đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, trên phương tiện thông tin đại chúng, Công báo, niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước...Luật cũng quy định về các thông tin được cung cấp theo yêu cầu bao gồm: (i) Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai; (ii) Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật; (iii) Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
(vi) Sáu là, về trình tự, thủ tục yêu cầu tiếp cận thông tin: Theo quy định của Luật, tùy từng trường hợp cụ thể mà tuân thủ trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin, cụ thể là: (1) Trường hợp cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin: đối với thông tin đơn giản, có sẵn thì có thể cung cấp ngay; đối với thông tin phức tạp, cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc phải có ý kiến của cơ quan khác thì chậm nhất là 10 ngày làm việc; trường hợp cần gia hạn tìm kiếm thì tối đa không quá 10 ngày làm việc. Người yêu cầu cung cấp thông tin được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sau chép, chụp tài liệu; (2) Trường hợp cung cấp thông tin qua mạng điện tử: đối với thông tin đơn giản, có sẵn thì chậm nhất là 03 ngày làm việc; đối với thông tin phức tạp, cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc phải có ý kiến của cơ quan khác thì chậm nhất là 15 ngày làm việc; trường hợp cần gia hạn thì tối đa không quá 15 ngày làm việc. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện bằng các cách thức: Gửi tập tin đính kèm thư điện tử; Cung cấp mã truy cập một lần; Chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin; (3) Trường hợp cung cấp thông tin thông qua dịch vụ bưu chính, fax: đối với thông tin đơn giản, có sẵn thì chậm nhất là 05 ngày làm việc; đối với thông tin phức tạp, cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc phải có ý kiến của cơ quan khác thì chậm nhất là 15 ngày làm việc; trường hợp cần gia hạn thì tối đa không quá 15 ngày làm việc.
Kết nối với những thông tin này, ông Võ Quốc Cường - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang báo cáo về những nội dung cơ bản của Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 11 khóa XIII ngày 05/4/2016 trên cơ sở kế thừa những quy định cơ bản của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, đồng thời cụ thể hóa các quy định tại Hiến pháp năm 2013, Công ước Quyền trẻ em và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, phát triển của trẻ em trong giai đoạn hiện nay. Luật Trẻ em gồm 7 chương với 106 điều (tăng 2 Chương và 46 điều so với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004). Những điểm mới cơ bản nhất có thể thấy đó là:
(i) Thứ nhất, về tên gọi: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được đổi tên thành Luật Trẻ em, phản ánh đầy đủ, bao quát hơn nội dung và phạm vi của luật về đối tượng đặc thù như các luật đã được Quốc hội thông qua.
 (ii) Thứ hai, về các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và những hành vi bị nghiêm cấm: Ngoài các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nêu trong Luật năm 2004, Luật trẻ em năm 2016 quy định thêm các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như: trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; trẻ em bị bóc lột; trẻ em bị mua bán; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc. Bên cạnh đó, những hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể và bổ sung các hành vi như: Tước đoạt quyền sống của trẻ em; tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn; cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình; công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em; không thực hiện trách nhiệm hỗ trợ trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm.
 (iii) Thứ ba, về các quyền và bổn phận của trẻ em: Luật quy định 25 nhóm quyền của trẻ em với một số quyền được bổ sung hoặc cụ thể hơn như: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bí mật đời sống riêng tư; quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, không bị bóc lột lao động, không bị bạo lực, không bị mua, bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn. Ngoài ra, các bổn phận của trẻ em được quy định cụ thể trong luật phù hợp với chế định về nghĩa vụ công dân của Hiến pháp năm 2013, Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và phù hợp với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng con người Việt Nam trong bối cảnh mới. Trẻ em có bổn phận với gia đình, nhà trường, cộng đồng, đất nước và chính bản thân các em.
 (iv) Thứ tư, về bảo vệ trẻ em: Luật quy định cụ thể các yêu cầu bảo vệ trẻ em; các cấp độ bảo vệ trẻ em; trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; chăm sóc thay thế; các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng. Các biện pháp bảo vệ trẻ em được quy định cụ thể từ phòng ngừa, hỗ trợ đến can thiệp cùng với trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để bảo đảm trẻ em được an toàn, được hỗ trợ và can thiệp kịp thời khi có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại.
 (v) Thứ năm, về quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em: Luật quy định cụ thể các vấn đề, phạm vi, hình thức và các biện pháp để bảo đảm trẻ em được tham gia vào các vấn đề trẻ em trong quá trình xây dựng, triển khai chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, bảo đảm sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề có liên quan đến trẻ em trong gia đình, nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Có thể thấy, với việc tiếp cận với những thông tin pháp lý mới như trên, đội ngũ giáo viên của Trường Trung cấp Luật Vị Thanh có thêm cơ hội để cập nhật và hoàn thiện nội dung bài giảng của mình, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đối với từng môn học trong chương trình đào tạo hiện nay./.

Tác giả bài viết: Kim Hoa

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

QUYẾT ĐỊNH Số: 891/QĐ-TTg

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 102/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 103/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 101/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐẤT ĐAI; ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 88/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 71/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

Thông tư Số: 01/2024/TT-BLĐTBXH

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 31/2024/QH15

LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 97/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 29/2023/QH15

LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

Thời gian đăng: 29/08/2024

Luật số: 27/2023/QH15

LUẬT NHÀ Ở

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị Quyết số: 13/2023/NQ-HĐND

Nghị Quyết quy định chức danh, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực và và mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian đăng: 30/10/2023

Thông tư số 13/2023/TT-BNV

Thông tư số 13/2023/TT-BNV hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử

Thời gian đăng: 09/06/2024

Quyết định số: 792/QĐ-TTg

Quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 33/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Thời gian đăng: 18/06/2023

Chỉ thị Số 21-CT/TW

CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 29/02/2024

Quyết định số: 73/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 19/02/2023

Quyết định số: 01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 18/02/2023

Thông tư số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 19/02/2023

Thông tư số 10/2022/TT-BNV

Thông tư số 10/2022/TT-BNV quy định thời hạn bảo quản tài liệu

Thời gian đăng: 09/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây