<span :;"="" style="padding: 0px; margin: 0px; font-size: 10pt; font-family: Arial;">Theo đó, nhằm đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng, Bộ Tư pháp đề xuất quy định theo hướng phát triển mạnh hình thức tổ chức hành nghề công chứng là Văn phòng công chứng. Còn Phòng công chứng chỉ được thành lập ở những địa bàn khó khăn và không phát triển được Văn phòng công chứng để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Cụ thể, tại dự thảo, Bộ Tư pháp đề xuất: UBND cấp tỉnh thực hiện thành lập Phòng công chứng tại những địa bàn không phát triển được Văn phòng công chứng.
Đồng thời, hỗ trợ phát triển các Văn phòng công chứng ở những địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; ban hành quy chế xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương…
2 loại hình Văn phòng công chứng
Để đảm bảo sự chặt chẽ về mô hình tổ chức của Văn phòng công chứng, dự thảo Luật đã bổ sung quy định: Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập và phải có từ hai công chứng viên trở lên, bao gồm cả công chứng viên làm việc theo hợp đồng.
Theo dự thảo, công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng, chứng nhận chữ ký người dịch và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các quy định pháp luật có liên quan. |
Mặt khác, dự thảo cũng nêu rõ hai loại hình Văn phòng công chứng: Văn phòng công chứng do công chứng viên thành và Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập.
Trong đó, cả hai loại hình Văn phòng công chứng này đều phải được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định pháp luật có liên quan đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh; Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập chỉ có công chứng viên hợp danh, không có công chứng viên góp vốn hoặc thành viên góp vốn...
Bộ Tư pháp cho biết, những quy định này nhằm xác định đúng địa vị pháp lý của Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công thay mặt Nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp các hợp đồng, giao dịch mà không phải là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đơn thuần, hạn chế các tiêu cực trong việc thành lập, hoạt động của các Văn phòng công chứng.
Theo Bộ Tư pháp, hiện nay, trong cả nước đã thành lập được 658 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó có 138 Phòng công chứng (toàn bộ 63/63 địa phương đã có Phòng công chứng) và 520 Văn phòng công chứng (60/63 tỉnh, thành phố có Văn phòng công chứng theo mô hình xã hội hóa). Như vậy, so với thời điểm năm 2007 khi Luật công chứng bắt đầu có hiệu lực thi hành, hiện nay số lượng tổ chức hành nghề công chứng tăng 5 lần (từ 131 tổ chức hành nghề năm 2007 tăng lên tới 656 tổ chức vào năm 2012).
Tác giả bài viết: Thanh Hoài
Nguồn tin: thuvienphapluat.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn