Ông Trần Nguyên Năm, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết đây là một trong những quy định mới tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu.
Ảnh minh họa. |
Theo ông Năm, Nghị định này ra đời nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu thông qua việc đưa ra các yêu cầu về điều kiện để được cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu… Nội dung các quy định trong Nghị định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ dễ hiểu.
Ý kiến của ông Năm được nhiều đại biểu tham dự hội nghị đồng tình bởi thời gian qua, việc thực hiện sản xuất, kinh doanh rượu theo Nghị định 40/2008/NĐ-CP chưa có nhiều biện pháp quản lý chất lượng rượu cũng như kinh doanh rượu lậu, kém chất lượng.
Việc các thương nhân có Giấy phép kinh doanh rượu do các Sở công Thương, Bộ Công Thương cấp đều có thể nhập khẩu được các loại rượu xảy ra tình trạng vi phạm trong hoạt động kinh doanh, khó kiểm soát chất lượng rượu nhập khẩu.
Nghị định 40 cũng chưa có quy định về lượng thương nhân tham gia kinh doanh rượu nên giấy phép kinh doanh mặt hàng này hiện nay không bị hạn chế về số lượng. Điều này không phù hợp với yêu cầu thực tiễn bởi rượu là mặt hàng hạn chế kinh doanh.
Tính đến nay, trên cả nước đã cấp 858 giấy phép kinh doanh bán buôn rượu. Trong đó, Bộ Công Thương cấp 295 giấy phép, các Sở Công thương cấp 563 giấy phép. Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu trên cả nước là 5.000 do phòng kinh tế các quận, huyện cấp.
Từ thực tiễn trên, nhiều đại biểu tham dự hội nghị cũng cho rằng, việc quy định chặt chẽ về các điều kiện sản xuất rượu, kinh doanh sản phẩm rượu, vi phạm và xử lý vi phạm… tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP là hợp lý.
Đặc biệt, Nghị định lần này đã quy định chi tiết về vấn đề chất lượng an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu, nhãn hàng hóa cũng như tem sản phẩm rượu khi được tiêu thụ trên thị trường.
Theo TTXVN
Nguồn tin: phapluatvn.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn