“Quy định như vậy sẽ là không toàn diện vì công tác tiếp công dân là công việc thường xuyên của hầu hết các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời, việc giao Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước... quy định riêng về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức mình thì sẽ tiếp tục tạo ra sự thiếu đồng bộ, thống nhất trong công tác này”, ông Phan Trung Lý nhân xét.
Nhiều quy định khác trong dự thảo Luật cũng được đánh giá là “chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới một cách toàn diện về tổ chức và hoạt động tiếp công dân như đã nêu trong quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật này”.
Theo Ủy ban Pháp luật, với những quy định như vậy khó có thể khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác tổ chức tiếp công dân hiện nay. Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ tiếp tục đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật để có thể giải quyết một cách thấu đáo hơn các vấn đề như: trách nhiệm tiếp công dân, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong công tác tiếp công dân, trách nhiệm phối hợp tiếp và xử lý trường hợp các nội dung khiếu nại, kiến nghị, phản ánh liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ chế phối hợp cung cấp thông tin... và nhất là cơ chế, mô hình tổ chức, hoạt động tiếp công dân của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và một số cơ quan nhà nước khác.
Tác giả bài viết: Anh Phương
Nguồn tin: duthaoonline.quochoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn