Bộ luật Hình sự “bỏ qua“ vi phạm mới về tài chính?

Thứ ba - 15/01/2013 20:27
Những năm gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại có những diễn biến khó lường, đã xuất hiện nhiều mặt hàng buôn lậu mới, có giá trị cao mà từ trước tới nay chưa từng phát hiện như xe ô tô du lịch 5 chỗ ngồi, gỗ sưa, vảy tê tê… Song Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 chưa đáp ứng được thực tiễn, gây khó khăn trong việc xác định hành vi vi phạm.

Thiếu hướng dẫn cụ thể, khó xử hành vi vi phạm

Cũng trong lĩnh vực tài chính, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) Đặng Công Khôi cho biết, tội phạm về chứng khoán bắt đầu xuất hiện và ngày càng có tính chất phức tạp. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế, đặc biệt là hành vi trốn thuế cũng đang diễn ra tinh vi và có tổ chức. Chẳng hạn tội buôn lậu, Điều 153 BLHS hiện hành quy định: “Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường sau đây thì bị phạt tiền… hoặc phạt tù…”.

Nhưng từ khi ban hành BLHS năm 1999 đến nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về hành vi buôn lậu. Tương tự, tội trốn thuế cũng chỉ quy định truy cứu trách nhiệm hình sự. Một số dấu hiệu của tội phạm được quy định còn chung chung như việc xác định hậu quả đối với ba tội phạm liên quan đến lĩnh vực chứng khoán.

Đồng tình, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Văn Hoàn nhận xét: Các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán được quy định tại tại các Điều 180a, 180b và 180c BLHS, nhưng còn mang tính định tính, chung chung, gây khó khăn trong việc xác định vi phạm, nhất là ranh giới xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi chưa rõ ràng.

Không những thế, pháp luật chứng khoán và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan chưa có quy định chi tiết về việc xác định mức độ thiệt hại cụ thể từ các hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và thao túng giá chứng khoán nhằm thu lợi bất chính trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Cho nên, việc xác định hậu quả để truy cứu trách nhiệm hình sự còn khó khăn.

Nghiên cứu bổ sung hai tội mới

Từ những bất cập trên, theo ông Khôi, cần bổ sung các hành vi vi phạm phải bị xử lý đối với hành vi thao túng giá chứng khoán; các dấu hiệu của tội trốn thuế như người nộp thuế có số nợ thuế lớn, chây ỳ không nộp thuế, nộp phạt kéo dài; tăng mức phạt tiền đối với tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa.

Ngoài ra, ông Khôi đề xuất nghiên cứu bổ sung hai tội danh mới là tội không chấp hành quyết định cưỡng chế hành chính về thuế gây hậu quả nghiêm trọng và tội gây lãng phí tiền và tài sản Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

“Dây dưa nợ thuế là hành vi chiếm dụng tiền thuế của ngân sách Nhà nước, chỉ xử lý bằng biện pháp hành chính chưa mang ý nghĩa răn đe, giáo dục đối tượng, làm thất thoát tài sản, tiền thu cho ngân sách nhà nước; hiệu quả áp dụng các chế tài về cưỡng chế nợ thuế chưa cao. Việc bổ sung tội gây lãng phí tiền và tài sản Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng là tạo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế chế tài xử lý đối với hành vi lãng phí đã được quy định tại Điều 82 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” - ông Khôi phân tích.

Ông Bùi Văn Dũng (Cục An ninh tài chính, tiền tệ và đầu tư - Bộ Công an) thì kiến nghị cụ thể hóa nội hàm khái niệm “trốn thuế” bằng các hành vi cụ thể trên cơ sở cân nhắc lựa chọn các dạng hành vi được quy định tại Luật Quản lý thuế và một số dạng vi phạm khác xảy ra trên thực tế như không nộp hồ sơ đăng ký thuế; sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp hoặc chứng từ, tài liệu không hợp pháp để xác định sai số tiền thuế phải nộp.

“Đối với các tội phạm trong lĩnh vực tài chính – kế toán, cần tiếp tục hoàn thiện các Điều 164a, 164b theo hướng bổ sung những trường hợp xử phạt nặng đối với các tội này như lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; mạo nhận một tổ chức không có thật…”, ông Dũng nói thêm.

Xử lý hình sự hành vi chuyển giá

Hoạt động chuyển giá của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang ngày càng tinh vi, phức tạp. Hậu quả đã gây bất bình đẳng trong nghĩa vụ thuế, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, làm gia tăng nhập siêu, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Trong khi đó, BLHS lại chưa có điều luật quy định xử lý hành vi chuyển giá, cơ sở pháp lý duy nhất mà các cơ quan chức năng dựa vào là xử lý hành vi về tội trốn thuế.

Nhiều chuyên gia cho rằng trong tương lai, cần nghiên cứu bổ sung hành vi chuyển giá vào tội trốn thuế hoặc vào một tội khác của BLHS để xử lý các thủ đoạn chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI và kể cả các DN không phải DN FDI. 

 
Theo Báo Pháp luật Việt Nam

Tác giả bài viết: Anh Thư

Nguồn tin: duthaoonline.quochoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

QUYẾT ĐỊNH Số: 891/QĐ-TTg

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 102/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 103/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 101/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐẤT ĐAI; ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 88/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 71/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

Thông tư Số: 01/2024/TT-BLĐTBXH

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 31/2024/QH15

LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 97/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 29/2023/QH15

LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

Thời gian đăng: 29/08/2024

Luật số: 27/2023/QH15

LUẬT NHÀ Ở

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị Quyết số: 13/2023/NQ-HĐND

Nghị Quyết quy định chức danh, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực và và mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian đăng: 30/10/2023

Thông tư số 13/2023/TT-BNV

Thông tư số 13/2023/TT-BNV hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử

Thời gian đăng: 09/06/2024

Quyết định số: 792/QĐ-TTg

Quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 33/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Thời gian đăng: 18/06/2023

Chỉ thị Số 21-CT/TW

CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 29/02/2024

Quyết định số: 73/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 19/02/2023

Quyết định số: 01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 18/02/2023

Thông tư số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 19/02/2023

Thông tư số 10/2022/TT-BNV

Thông tư số 10/2022/TT-BNV quy định thời hạn bảo quản tài liệu

Thời gian đăng: 09/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây