Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thăm và làm việc tại Hà Tĩnh.
Thêm nhiệm vụ, thêm nhiều niềm tin
Trong những thành quả nổi bật của Ngành năm qua, có thể nói, việc tham mưu giúp Chính phủ, các Bộ, ngành, HĐND và UBND cấp tỉnh tổ chức tổng kết thi hành và nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là một điểm nhấn đáng lưu ý. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của nhiệm kỳ, năm qua, toàn ngành Tư pháp đã tập trung triển khai một cách bài bản, khoa học, bám sát các yêu cầu tổng kết của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Cùng với mảng công tác quan trọng này, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được xác định là ưu tiên hàng đầu, là khâu đột phá trong chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội. Có thể nói, năm qua, công tác xây dựng thể chế đã có nhiều tiến bộ, tạo cơ sở pháp lý cho việc chỉ đạo điều hành các mặt phát triển kinh tế-xa hội của địa phương, của đất nước.
Thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước tiếp tục được đơn giản hóa và kiểm soát chặt chẽ, bước đầu hình thành cơ chế thống nhất, đồng bộ giữa xây dựng, thẩm định, kiểm tra VBQPPL, theo dõi thi hành pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính, phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Công tác hành chính tư pháp đã đi vào nền nếp, giải quyết một khối lượng lớn yêu cầu của người dân trong các lĩnh vực quốc tịch, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm.
Công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội tham gia các dịch vụ công trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, THADS được đẩy mạnh, phù hợp với xu thế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Công tác THADS sau 3 năm rưỡi triển khai thi hành Luật THADS tiếp tục phát triển bền vững. Công tác đào tạo cán bộ pháp luật cho cơ sở được đẩy mạnh. Công tác hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật đã bước đầu đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Những kết quả nêu trên đã đóng góp thiết thực vào những thành tựu chung của địa phương, đất nước về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Nhờ đó, vai trò của công tác tư pháp trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng được khẳng định; vị trí của Ngành từ Trung ương tới địa phương ngày càng được củng cố, tăng cường; Ngành được tin tưởng giao thêm nhiều nhiệm vụ mới.
Năm 2013: Quyết tâm vượt khó
Bước sang năm 2013, trên cơ sở bám sát Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, ngành Tư pháp dự kiến tập trung vào 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác.
Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên được đặt ra là tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan thường trực giúp Chính phủ, HĐND và UBND các cấp trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp sửa đổi; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất ý kiến với Quốc hội, Chính phủ, Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp theo tiến độ chung của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Hai là, thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và các năm tiếp theo.
Nhiệm vụ thứ ba, được đặt ra là xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2013, đồng thời với việc tổ chức thi hành pháp luật nhằm tăng cường năng lực phản ứng chính sách, góp phần hoàn thiện pháp luật.
Bốn là, hoàn thành việc chuyển giao công tác kiểm soát thủ tục hành chính từ Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh sang tổ chức pháp chế và Sở Tư pháp trong 6 tháng đầu năm 2013. Tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính, bảo đảm việc cắt giảm các gánh nặng và giảm tối đa chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.
Các nhiệm vụ tiếp theo của toàn Ngành là phấn đấu đạt tỷ lệ thi hành án dân sự xong trên 88% về việc và trên 77% về tiền trên tổng số việc, tiền có điều kiện thi hành. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng và hoàn thành các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính bảo đảm đúng tiến độ; khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án tổ chức, bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương.
Triển khai có hiệu quả Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, kết hợp có hiệu quả giữa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý, đưa các công tác này đi vào chiều sâu, bám sát hơn nhu cầu xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương và lộ trình triển khai các luật, nghị định mới ban hành.
Hướng dẫn và tổ chức “Ngày Hiến pháp” trong năm 2013 (ngày 09/11/2013) thiết thực, hiệu quả, nhằm tôn vinh pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch phát triển nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020.
Việc triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tư pháp và pháp luật cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong năm nay.
Những nhiệm vụ này sẽ được Hội nghị (nội bộ) triển khai công tác tư pháp, pháp chế, thi hành án dân sự năm 2013, diễn ra hôm nay, thảo luận, đi đến thống nhất đường hướng thực hiện.
Tác giả bài viết: Hồng Thúy
Nguồn tin: phapluatvn.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn