Luật hóa những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số

Thứ tư - 26/12/2012 19:51
Bộ Y tế đã ban hành quy trình khám sàng lọc trước sinh, sơ sinh; khám, tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân. Vậy có nên đưa ngay vấn đề này vào Dự án Luật Dân số?
Khuyến khích hay bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân?
 

Theo đề xuất của ông Nguyễn Đức Thụ - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội (Văn phòng Quốc hội), Dự án Luật Dân số cần chỉ rõ các biện pháp nâng cao chất lượng dân số, không nên quy định chung chung, không có cơ sở đánh giá, đồng thời các địa phương không có các định hướng, hoạt động rõ ràng để nâng cao các chỉ số thực tế.

Khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Dân số (PLDS) quy định: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn, xét nghiệm gene đối với người có nguy cơ bị khuyết tật về gene, nhiễm chất độc hóa học; tư vấn về gene di truyền; giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với người bị khuyết tật về gene, nhiễm chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS, Điều 25 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP quy định những điều tương tự. 
GS Nguyễn Đình Cử (ĐH Kinh tế Quốc dân) chia sẻ: Nhà nước nên bắt buộc hay chỉ khuyến khích thôi? Bởi hiện nay, nhu cầu của nam, nữ trước khi kết hôn đều muốn được khám, tư vấn về sức khỏe của bản thân và bạn đời khá cao. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết khám ở đâu, khám những gì. Bên cạnh đó, có những người cũng đang nghĩ có nhất thiết, bắt buộc phải khám không? “Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ có một cuộc phỏng vấn sâu người dân để khảo sát về nhu cầu này” – GS Cử nói.
 
Ý kiến này cũng được Luật sư, bác sĩ Trịnh Thị Lê Trâm - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS (Hội Luật gia Việt Nam) đồng tình. Theo BS Lê Trâm, trước hết phải tách vấn đề này ra khỏi khoản 1 Điều 23, tách biệt vấn đề khám, tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sơ sinh ra khỏi điều khoản về biện pháp hỗ trợ sinh sản.
 
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ chia sẻ: Tháng 1/2011, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi. Theo Phó Tổng cục trưởng, để điều chỉnh việc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, cần luật hóa các nội dung chủ yếu quy định về quy trình, nội dung tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân; nhu cầu và điều kiện của nam, nữ được tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân; điều kiện và trách nhiệm của cơ sở dịch vụ y tế thực hiện tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Luật hóa những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số 1
Theo các chuyên gia: Việc tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân rất cần được
Luật hóa để góp phần nâng cao chất lượng dân số. Ảnh: D. Ngọc
 
Quy định lại về kiểm tra sức khỏe di truyền
 
Thành viên Ban soạn thảo và tổ biên tập Dự án Luật Dân số, ông Đinh Công Thoan– Nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Tổng cục DS-KHHGĐ) nêu quan điểm: Pháp luật quy định về kiểm tra sức khỏe di truyền trong khoản 1 Điều 23 PLDS và trong khoản 1 Điều 26 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP. Cụ thể, quy định việc những đối tượng cần được vận động đi kiểm tra sức khỏe di truyền là những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần, bệnh di truyền, người có nguy cơ bị khuyết tật về gene; người bị nhiễm chất độc hóa học; người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại và các bệnh lây nhiễm…
 
Việc nghiên cứu, thí điểm các mô hình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; kiểm tra phát hiện, điều trị bệnh Thalassemia được triển khai, sơ kết định kỳ và mở rộng theo sự chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), Trường ĐH Y dược Huế, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tháng 2/2010, Bộ Y tế có quyết định ban hành quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh, giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
 
Đến nay, mô hình sàng lọc chẩn đoán trước sinh, sơ sinh được nghiên cứu thí điểm và triển khai mở rộng đến 51/63 tỉnh, thành phố, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ sàng lọc trước sinh từ 1,5% (2010) lên 10% (2015) và tỷ lệ sàng lọc sơ sinh từ 6,0% (2010) lên 20% (2015). Tuy nhiên, ông Thoan băn khoăn: Hiện nay, tại Việt Nam chưa quy định rõ, thống nhất các mặt bệnh kiểm tra, sàng lọc. Kinh nghiệm trên thế giới, có những nước quy định 6 mặt bệnh, hay 12 mặt bệnh được kiểm tra, trong đó phân định rõ rệt các bệnh được kiểm tra miễn phí và không miễn phí. “Theo tôi, cần nghiên cứu để luật hóa trong Dự Luật về các quy trình, nội dung sàng lọc của mỗi chu kỳ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh; điều kiện và trách nhiệm đối với cơ sở y tế thực hiện sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh quản lý, theo dõi, giúp đỡ đối tượng trong quá trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh, điều trị bệnh, tật bẩm sinh” – ông Thoan đề xuất.
 
Một vấn đề khác cũng được nhiều chuyên gia quan tâm là nâng cao chất lượng dân số. Hiện nay, theo quy định của pháp luật (Điều 20 PLDS), nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bản trong sự nghiệp phát triển đất nước. Theo đó, nâng cao các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số là mục tiêu phấn đấu của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Các tiếp cận có tính hệ thống mang tính nhân văn, coi con người là trung tâm, là mục đích tối cao của sự phát triển và coi phát triển là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người. Với ý nghĩa đó, theo ông Đinh Công Thoan, cần nghiên cứu để xác định chính xác vấn đề nâng cao chất lượng dân số là mục tiêu, mục đích của mỗi người, gia đình và của nhà nước hay chỉ là chính sách cơ bản của nhà nước?
Theo Báo điện tử giadinh.net.vn
 

Tác giả bài viết: Võ Thu

Nguồn tin: duthaoonline.quochoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

QUYẾT ĐỊNH Số: 891/QĐ-TTg

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 102/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 103/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 101/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐẤT ĐAI; ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 88/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 71/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

Thông tư Số: 01/2024/TT-BLĐTBXH

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 31/2024/QH15

LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 97/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 29/2023/QH15

LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

Thời gian đăng: 29/08/2024

Luật số: 27/2023/QH15

LUẬT NHÀ Ở

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị Quyết số: 13/2023/NQ-HĐND

Nghị Quyết quy định chức danh, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực và và mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian đăng: 30/10/2023

Thông tư số 13/2023/TT-BNV

Thông tư số 13/2023/TT-BNV hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử

Thời gian đăng: 09/06/2024

Quyết định số: 792/QĐ-TTg

Quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 33/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Thời gian đăng: 18/06/2023

Chỉ thị Số 21-CT/TW

CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 29/02/2024

Quyết định số: 73/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 19/02/2023

Quyết định số: 01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 18/02/2023

Thông tư số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 19/02/2023

Thông tư số 10/2022/TT-BNV

Thông tư số 10/2022/TT-BNV quy định thời hạn bảo quản tài liệu

Thời gian đăng: 09/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây