Luật hôn nhân và gia đình còn nhiều hạn chế, bất cập

Thứ sáu - 03/05/2013 21:10
Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội và 62 điểm cầu ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.


Hội nghị tập trung tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; thảo luận chuyên đề về thực trạng thi hành Luật hôn nhân và gia đình; góp ý kiến về mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, phạm vi và những định hướng sửa đổi Luật.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)


Phó Thủ tướng nhấn mạnh Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Kế hoạch phát triển đất nước 2011 - 2015 đã xác định một trong ba khâu đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, ngành Tư pháp đã chủ động, tích cực tham mưu với Chính phủ, Quốc hội trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã đưa ra nhiều quy định tiến bộ, trong đó đặc biệt là chế định về quyền con người, quyền cơ bản của công dân. 

Khẳng định vai trò quan trọng của Luật hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Phó Thủ tướng nêu rõ Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới lĩnh vực này, thể hiện ở việc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật góp phần hoàn thiện thể chế về lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Trên cơ sở đánh giá công tác thi hành Luật hôn nhân và gia đình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành Trung ương và các địa phương, đặc biệt là Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện lĩnh vực công tác quan trọng này.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện đó là: một số vấn đề đã phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa được Luật quy định; có những quy định không cụ thể, rõ ràng dẫn tới nhiều quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình không được bảo đảm… Phó Thủ tướng cho rằng những hạn chế, bất cập này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, ảnh hưởng đến việc thực hiện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu cần xác định rõ mục tiêu, quan điểm và những định hướng lớn trong sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo Phó Thủ tướng về cơ bản, những mục tiêu và quan điểm mà Ban soạn thảo Dự án Luật đã đưa ra là hợp lý. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật phải thể hiện được hai quan điểm quan trọng. 

Thứ nhất tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người, bình đẳng giới, bảo vệ bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi và những người yếu thế khác trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Thứ 2 bảo đảm pháp luật về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện được các giá trị truyền thống tiến bộ, văn minh của gia đình Việt Nam vừa phù hợp với pháp luật và các giá trị chung về hôn nhân và gia đình của các nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Phó Thủ tướng đề nghị cần rà soát, kế thừa và phát huy các quy định hiện hành và pháp luật về hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ phát triển của đất nước; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, nhất là những nước có truyền thống gia đình, văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp với Việt Nam. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý khi giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình cần tăng cường các giải pháp theo hướng bảo đảm cho các bên tự do lựa chọn các phương án xử sự cụ thể; tạo ra cơ chế pháp lý rõ ràng, thống nhất trong việc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình để giải quyết những vấn đề thực tiễn về hôn nhân và gia đình của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phó Thủ tướng lưu ý việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền con người, quyền công dân...

Đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội

Báo cáo tóm tắt Tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 do Thứ trưởng Đinh Trung Tụng trình bày khẳng định Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có tác động tích cực đến việc đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Luật đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Báo cáo đã nêu lên những tồn tại qua quá trình thực thi pháp luật. Một số quy định của Luật còn chưa tạo ra cơ chế pháp lý hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình vốn có nhiều đặc thù so với các quan hệ dân sự khác. Một số quy định của Luật chưa thực sự phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các quan hệ dân sự - quan hệ tư. Do đó, trong một số quan hệ, các thành viên trong hôn nhân và gia đình chưa được quyền lựa chọn phương án ứng xử tốt nhất cho gia đình và bản thân. 

Một số quy định của Luật có tính khả thi thấp làm cho việc công nhận, thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Một số quan hệ về hôn nhân và gia đình phát sinh trong thực tiễn chưa được Luật quy định hoặc Luật quy định không cụ thể, như: quan hệ nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn; ly thân; mang thai hộ… Luật còn có những quy định chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giao lưu dân sự, hội nhập quốc tế của Việt Nam, như: quy định về tài sản của vợ chồng tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài…

Ba vấn đề phát sinh trong thực tiễn chưa được pháp luật quy định

Vấn đề thứ nhất về chế độ tài sản của vợ chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ dự liệu một chế độ tài sản pháp định. Theo đó, Luật quy định chung cho tất cả các cặp vợ chồng về căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng, về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng và về phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Về nguyên tắc, đây là chế độ tài sản trong hôn nhân duy nhất được pháp luật thừa nhận. Việc áp đặt một chế độ tài sản trong hôn nhân như vậy là cứng nhắc, không đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của các cặp vợ chồng trong việc thực hiện các quan hệ tài sản. 

Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình đã ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên, việc chứng minh đâu là tài sản riêng trên thực tế hiện nay gặp rất nhiều khó khăn nếu hai bên không có thỏa thuận trước hoặc không có các chứng cứ, tài liệu để chứng minh cụ thể. Qua thực tiễn tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cho thấy, việc lập hôn ước trước hôn nhân là cách ứng xử công bằng và tiến bộ. Đó là cơ sở để bảo vệ tài sản riêng của từng cá nhân; trợ giúp kế hoạch dự trù tài sản riêng hay tài sản chung trong hôn nhân, giúp giảm thiểu xung đột và tiết kiệm được án phí tranh tụng trong trường hợp ly hôn…

Vấn đề thứ hai, nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng là một trong các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Tự nguyện trong hôn nhân bao gồm cả tự nguyện trong kết hôn, tự nguyện trong giải quyết các mẫu thuẫn giữa vợ chồng. Khi có mâu thuẫn trong hôn nhân, vợ chồng có quyền xác định phương thức giải quyết mâu thuẫn tốt nhất, phù hợp với nguyện vọng, hoàn cảnh của chính họ và gia đình họ thông qua biện pháp ly thân hoặc ly hôn. 

Ly thân là vợ chồng không sống cùng nhau nhưng hôn nhân của họ vẫn tồn tại, để giảm sự căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng, để các bên có thời gian suy ngẫm, đánh giá về tình cảm của vợ chồng, trách nhiệm với con cái và có thể sửa đổi tính tình để vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ thừa nhận hai phương thức giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng là thông qua hòa giải và thông qua việc chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn. Chế định ly thân chưa được nhà làm luật Việt Nam thừa nhận .

Vấn đề thứ ba, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa có quy định cụ thể về mang thai hộ. Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học có quy định: nhà nước nghiêm cấm các hành vi mang thai hộ và sinh sản vô tính. Trẻ ra đời do thực hiện hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân và họ là cha, mẹ đối với đứa trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Điều 6, Điều 20). Việc nghiêm cấm hành vi mang thai hộ nhằm tránh những tiêu cực đã và đang xảy ra như: mang thai hộ nhằm mua bán trẻ sơ sinh bất hợp pháp, mang thai hộ nhằm lách luật để sinh con thứ ba... Song, việc nghiêm cấm này lại hạn chế mong muốn chính đáng của rất nhiều gia đình hiếm muộn, vô sinh. 

Dưới góc độ pháp lý, thỏa thuận giữa người nhờ và người nhận mang thai hộ là loại thỏa thuận gì? Những thỏa thuận này có trái với quan niệm đạo đức truyền thống không? Biện pháp pháp lý ràng buộc các bên và chế tài pháp lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận? Hiện chưa có quy định nào điều chỉnh vấn đề này.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Báo cáo về mục tiêu, quan điểm và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, trong đó nhấn mạnh tới mục tiêu xây dựng Luật hôn nhân và gia đình nhằm đáp ứng các yêu cầu khách quan của thực tiễn hôn nhân và gia đình Việt Nam; công nhận, thực hiện và bảo vệ tốt hơn các quyền nhân thân và tài sản của cá nhân về hôn nhân và gia đình; nâng cao trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình; vai trò của gia đình đối với xã hội; vai trò của nhà nước và xã hội đối với gia đình.

Các đại biểu đã nghe các tham luận về thực tiễn thi hành Luật hôn nhân và gia đình trong công tác giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình của ngành Tòa án nhân dân tối cao; thực trạng lồng ghép giới trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; thực tiễn thi hành Luật hôn nhân và gia đình trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình của ngành Viện Kiểm sát nhân dân..../.

 
Theo TTXVN
Quỳnh Hoa

Nguồn tin: duthaoonline.quochoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

Thông tư Số: 01/2024/TT-BLĐTBXH

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Nghị định Số: 97/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

Thời gian đăng: 28/02/2024

Nghị Quyết số: 13/2023/NQ-HĐND

Nghị Quyết quy định chức danh, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực và và mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian đăng: 30/10/2023

Quyết định số: 792/QĐ-TTg

Quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 33/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Thời gian đăng: 18/06/2023

Chỉ thị Số 21-CT/TW

CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 29/02/2024

Quyết định số: 73/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 19/02/2023

Quyết định số: 01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 18/02/2023

Thông tư số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 19/02/2023

Nghị định số: 98/2022/NĐ-CP

Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 18/02/2023

Nghị quyết số: 27-NQ/TW

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Thời gian đăng: 18/06/2023

GCN số: 15a/2021/GCNĐKBS-TCGDNN

Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Thông tư số: 01/2022/TT-BTP

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 87/2020/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ, ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TRỰC TUYẾN

Thời gian đăng: 18/06/2023

Nghị định Số: 81/2021/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ THU, QUẢN LÝ HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VÀ CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP; GIÁ DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

Thời gian đăng: 28/02/2024

Thông tư số: 2/2021/TT-BNV

THÔNG TƯ Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư

Thời gian đăng: 18/06/2023

GCN số: 15/2021/GCNĐKHĐ-TCGDNN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 07/2021/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHUẨN NGHÈO ĐA CHIỀU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thời gian đăng: 18/06/2023

Quyết định số: 863/QĐ-LĐTBXH

Quyết định về việc thành lập Trường Cao đẳng Luật miền Nam

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 30/2020/NĐ-CP

Nghị định về công tác văn thư

Thời gian đăng: 19/02/2023

Luật số: 24/2018/QH14

LUẬT AN NINH MẠNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây