Luật không thể chiều theo phong tục lạc hậu

Thứ tư - 01/05/2013 21:29
Mới đây, Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) đã tổ chức họp để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật.

Một số ý kiến cho rằng không nên quy định như luật hiện hành (từ đủ 20 tuổi với nam, từ đủ 18 tuổi với nữ), mà quy định nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được phép kết hôn. Một nội dung trong đó được rất nhiều đại biểu thảo luận sôi nổi đó là có nên giảm độ tuổi kết hôn cho đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể tuổi kết hôn của nam là từ đủ 18 tuổi, nữ từ đủ 16 tuổi.

Trong chuyến công tác lên Lào Cai mới đây, có dịp ghé thăm bản Tả Van, Tả Phìn, bản Cát Cát, chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp những bé gái, bé trai mới chỉ 14, 15 tuổi đã cắp nách một em nhỏ đi bán hàng ở chợ trên thị trấn Sa Pa hoặc đi làm nương rẫy. Tưởng đó là anh em hoặc chị em nhưng khi bắt chuyện, họ mới lơ lớ tiếng Kinh: "Con tao đấy, nó gần một tuổi rồi".

Rồi những ông bố, bà mẹ mặt còn búng hơi sữa này liên hồi hỏi người đối diện: "Về Sa Pa nghỉ mấy ngày rồi, mua đồ thổ cẩm đi...". Thị trấn Sa Pa (huyện Sa Pa) đã hiện đại hơn rất nhiều, đi trong phố Cầu Mây mà chúng tôi ngỡ như đang lạc vào phố Tây. Tuy nhiên nhận thức của dân bản vẫn chưa hề tân tiến, tình trạng tảo hôn ở Lào Cai nói riêng và trong đồng bào dân tộc nói chung đã và đang rất phổ biến.

Ý kiến nên giảm độ tuổi kết hôn cho đồng bào dân tộc thiểu số, 

cụ thể của nam là từ đủ 18 tuổi, nữ từ đủ 16 tuổi đang gây nhiều tranh cãi. Ảnh minh họa.

Theo số liệu mà Chi cục dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lai Châu cùng nhiều địa phương công bố gần đây, gần một nửa số cặp vợ chồng kết hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì đều là tảo hôn. Các bé trai, bé gái ở độ tuổi từ 14 - 16 thì hoặc là bố mẹ ép phải lập gia đình, hoặc là phải theo tục lệ bắt vợ hoặc bắt chồng. Điển hình như tục bắt vợ của dân tộc Mông, tục bắt chồng của tộc người Kơho Sre ở ven biển Đồng Nai - Bình Thuận - Lâm Đồng. Ở nhiều làng bản, trai gái 16 tuổi mà chưa lập gia đình bị coi là ế.

Trong một cuộc họp mới đây của bộ Tư pháp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng: "Có một khoảng vênh giữa nhu cầu quản lý và thực tế cuộc sống. Làm sao có thể vận động một cô gái dân tộc chờ đến 18 tuổi mới lấy chồng trong khi bạn bè cô đã yên bề gia thất từ năm 13 tuổi. Làm sao có thể vận động một chàng trai dân tộc chờ đến 20 tuổi mới lấy vợ trong khi gia đình anh cần thêm người làm nương rẫy và theo phong tục, ông, bố, các anh, các bạn của anh đều lấy vợ từ năm 15 - 17 tuổi? Nếu cố gắng nhìn ở góc độ quyền con người, sửa Luật HN&GĐ lần này nên mở ra một con đường cho đồng bào dân tộc thiểu số. Không cho phép đồng bào dân tộc kết hôn sớm thì cũng không nên trói họ vào con đường vi phạm pháp luật chỉ vì mưu cầu hạnh phúc".

Bộ trưởng bộ Tư pháp Hà Hùng Cường

Hiện những thành viên trong tổ biên tập dự thảo sửa đổi Luật HN&GĐ cũng có ý kiến khác nhau khi tách độ tuổi kết hôn theo luật và độ tuổi kết hôn của nam, nữ thuộc đồng bào dân tộc thiểu số (16 tuổi đối với nữ và 18 tuổi đối với nam).

Năm 2011, Trung tâm DS - KHHGĐ và phòng Tư pháp huyện Bắc Hà (Lào Cai) thống kê và cho thấy, huyện này có 108 cặp vợ chồng tảo hôn. Riêng xã Thải Giàng Phố đã có 21 cặp vợ chồng tảo hôn.

Tại huyện Mường Lát (Thanh Hóa) vòng luẩn quẩn tảo hôn - đông con - đói nghèo cứ triền miên hết năm này qua năm khác. Các cặp vợ chồng phần nhiều kết hôn từ thuở 13 - 15 rồi sinh nhiều con, cả nhà chỉ trông vào vài sào ruộng nương nên chẳng bao giờ có chuyện đủ ăn.

Tình trạng tảo hôn cũng không ngoại lệ ở bản Đà Bắc (Hòa Bình). Đồng bào dân tộc Stiêng (Bình Phước) có tục lệ khi trai gái thương nhau và đòi cưới thì người lớn phải tổ chức chứ không hề quan niệm về tuổi tác. Vì thế, có những em mới học hết lớp 5, lớp 6 đã lập gia đình, làm cha mẹ.          

Giữ nguyên tuổi kết hôn là lạc hậu?

Trong buổi họp hoàn thiện dự thảo Luật HN&GĐ, ông Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, bộ Tư pháp nêu trường hợp một vài nước tiên tiến đã hạ độ tuổi kết hôn xuống 16 tuổi như Nga, Nhật…. Ông Huệ cho rằng, một số nước có xu hướng hạ tuổi kết hôn, nếu Việt Nam giữ nguyên tuổi kết hôn thì có bị coi là lạc hậu, không hội nhập? Từ trước tới nay, chúng ta vẫn đang đau đầu trước tình trạng tảo hôn của đồng bào dân tộc thiểu số nhưng chưa có cách để giải quyết do tập quán sinh hoạt của người dân tộc. Dự thảo có phương án xem xét việc hạ tuổi kết hôn với đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, tuổi kết hôn của nam là từ đủ 18 tuổi, nữ từ đủ 16 tuổi.

Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của QH Nguyễn Thị Hoài Thu: Hạ tuổi kết hôn sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy

Càng tiến bộ chúng ta càng phải nâng tuổi kết hôn lên cho thanh niên đi học hành, giờ mới vắt mũi chưa sạch đã cho lấy chồng, lấy vợ thì học hành thế nào, như thế là con nít đẻ ra trẻ con chứ không phải thanh niên đẻ ra trẻ con...

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Cách đây không lâu, ở ngay một quận trung tâm của thủ đô cũng đã có tình trạng tảo hôn. Cô dâu khi đó mới 14 tuổi, đang học lớp 9 còn chú rể 17 tuổi. Khi biết con gái có bầu với bạn trai, gia đình cô bé đã bắt nhà trai phải cưới nếu không sẽ tố cáo với công an. Dù chính quyền phường, quận đã đến can ngăn vì cô bé còn quá nhỏ, lại đang đi học nhưng phía gia đình cô kiên quyết đòi giữ cái thai. Đám cưới trẻ con này sau đó diễn ra linh đình...

Trên thực tế, tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra ở nhiều địa phương. Còn nhớ ngày 14/3/2012, tại Long An, lễ cưới của cô dâu 17 tuổi Nguyễn Thị Mỹ Liên cùng với chú rể mới chỉ 14 tuổi tên Hà Ngọc Toán gây xôn xao dư luận. Được biết, bố của chú rể đã dùng cả bạo lực để ép con mình phải lập gia đình. Trong khi đó, cô dâu lại rất mãn nguyện với người chồng 14 tuổi.

Tôi còn nhớ mãi đám cưới của một bé gái mới học lớp 7 ở Đông Anh (Hà Nội). Do phát triển sớm về thể chất, mới học đến lớp 7, bé gái này đã phổng phao hơn đám bạn cùng trang lứa. Thấy bé gái xinh đẹp, chàng bí thư chi đoàn xã tối nào cũng đến chơi. Thấy vậy, bà nội của bé gái nói: "Thôi, đưa nhau ra bờ đê cho mát, ở nhà mãi làm gì". Chẳng bao lâu sau, bé gái mang bầu mà không ai biết. Khi đi học, bé chơi nhảy dây, thấy bụng em lớn khác thường, cô giáo liền đưa em xuống phòng y tế của trường khám và phát hiện cô bé đang mang thai. Do thai quá lớn, bỏ thì nguy hiểm đến sức khỏe của cô bé nên gia đình hai bên phải tổ chức đám cưới để "chạy bụng"!.

Xung quanh vấn đề hạ độ tuổi kết hôn đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nêu quan điểm: "Tôi không tán thành việc hạ tuổi kết hôn. Khi chưa tăng được độ tuổi kết hôn thì không nên giảm".

Bà Hoài Thu phân tích: "Hạ tuổi kết hôn để người ta đừng phạm luật nhưng có chắc người ta sẽ không phạm luật nữa? Ngay cả người Kinh khi 16, 17 tuổi cưới vợ, họ cứ về sống với nhau, khi nào đủ tuổi thì mới đi đăng ký. Xã hội như vậy là không có kỷ cương.

Tuổi kết hôn bây giờ của Luật HN&GĐ năm 2003 vẫn còn phù hợp, nếu chưa nâng lên được thì cũng không nên hạ xuống. Hạ tuổi kết hôn gây ra rất nhiều hệ lụy, điều này là đi ngược trào lưu của thế giới. Nếu giả sử người ta vẫn tảo hôn thì mình tiếp tục hạ hay sao?

Trên thực tế, số người tảo hôn không nhiều hơn số xây dựng gia đình đúng luật. Phải tổng kết xem bao nhiêu  trường hợp số tảo hôn trên tổng số người kết hôn, tìm nguyên nhân vì sao, do phong tục hay do điều kiện sống của người ta. Tôi tin việc tuyên truyền luật của mình chưa tới từng gia đình, từng thanh niên. Lỗi của mình thì phải nhận, phải khắc phục chứ sao lại đi sửa luật?".        

GS. Nguyễn Minh Thuyết: Không thể chiều theo phong tục lạc hậu để... ra luật!

Nhìn nhận vấn đề một cách cởi mở hơn, có người đã đặt vấn đề xem xét hạ thấp tuổi kết hôn cho người dân tộc. Tuy nhiên, luật áp dụng với tất cả các dân tộc, trong đó có cả người Kinh. Nếu giảm tuổi kết hôn, một điều hiển nhiên là khả năng tảo hôn sẽ diễn ra.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Trao đổi với PV, GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, quy định tuổi kết hôn phải có cơ sở khoa học, phải phù hợp với điều kiện từng nước chứ không thể thấy nước ngoài hạ xuống 16 tuổi mình cũng hạ để "hội nhập".

Mục tiêu của hội nhập, theo ông, là để đất nước phát triển, "bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu", chứ không phải để hạ tuổi kết hôn hay tự do tình dục như nhiều nước khác. Nếu các nghiên cứu khoa học cho thấy thanh niên ngày nay phát triển sớm, 16 tuổi có thể kết hôn, đảm bảo sinh con khỏe mạnh và không ảnh hưởng đến sự tiếp tục phát triển thể chất, trí tuệ của bản thân thì đó cũng mới chỉ là điều kiện "cần" để xác định tuổi kết hôn.

Để kết hôn, còn phải có điều kiện "đủ", đó là phải có đủ trí khôn để làm cha mẹ, có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân và gia đình. Nếu dựa vào mỗi sự phát triển về cơ thể để cho rằng thanh niên có thể bước vào hôn nhân mà không tính đến những yếu tố khác thì sẽ tạo thêm khó khăn cho các gia đình, cho Nhà nước và xã hội.

"Nói đến chiếu cố phong tục, Nhà nước và xã hội phải tôn trọng những phong tục thích hợp. Nhưng không thể chiều theo những phong tục lạc hậu. Nên nhớ rằng ở nước ta trước đây không chỉ có đồng bào dân tộc thiểu số mà cả người Kinh cũng lấy chồng lấy vợ sớm, đúng như câu ca dao: "Lấy anh từ thuở 13/Đến năm 18 em đà 4 con".

Luật HN&GĐ 1959 đã chấm dứt về căn bản nạn tảo hôn, thực hiện hôn nhân tiến bộ. Bây giờ sửa Luật HN&GĐ theo hướng chấp nhận tảo hôn đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì không phải làm lợi cho đồng bào mà chính là làm ảnh hưởng đến sự phát triển giống nòi của đồng bào...

Theo tôi, để thực hiện quy định của pháp luật, chính quyền và đoàn thể phải làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích pháp luật cho đồng bào, giúp đồng bào thấy kết hôn sớm có nhiều cái hại. Chúng ta có nhiều cơ quan, đoàn thể, sao không vận động được người ta?", GS. Nguyễn Minh Thuyết nói.

 
Theo Báo Người đưa tin
 

Tác giả bài viết: Yến Dương

Nguồn tin: duthaoonline.quochoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

Thông tư Số: 01/2024/TT-BLĐTBXH

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Nghị định Số: 97/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

Thời gian đăng: 28/02/2024

Nghị Quyết số: 13/2023/NQ-HĐND

Nghị Quyết quy định chức danh, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực và và mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian đăng: 30/10/2023

Quyết định số: 792/QĐ-TTg

Quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 33/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Thời gian đăng: 18/06/2023

Chỉ thị Số 21-CT/TW

CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 29/02/2024

Quyết định số: 73/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 19/02/2023

Quyết định số: 01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 18/02/2023

Thông tư số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 19/02/2023

Nghị định số: 98/2022/NĐ-CP

Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 18/02/2023

Nghị quyết số: 27-NQ/TW

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Thời gian đăng: 18/06/2023

GCN số: 15a/2021/GCNĐKBS-TCGDNN

Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Thông tư số: 01/2022/TT-BTP

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 87/2020/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ, ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TRỰC TUYẾN

Thời gian đăng: 18/06/2023

Nghị định Số: 81/2021/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ THU, QUẢN LÝ HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VÀ CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP; GIÁ DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

Thời gian đăng: 28/02/2024

Thông tư số: 2/2021/TT-BNV

THÔNG TƯ Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư

Thời gian đăng: 18/06/2023

GCN số: 15/2021/GCNĐKHĐ-TCGDNN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 07/2021/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHUẨN NGHÈO ĐA CHIỀU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thời gian đăng: 18/06/2023

Quyết định số: 863/QĐ-LĐTBXH

Quyết định về việc thành lập Trường Cao đẳng Luật miền Nam

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 30/2020/NĐ-CP

Nghị định về công tác văn thư

Thời gian đăng: 19/02/2023

Luật số: 24/2018/QH14

LUẬT AN NINH MẠNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây