Thừa phát lại: Muốn thành công, phải vượt nhiều trở ngại

Thứ tư - 10/04/2013 20:45
Chế định Thừa phát lại đã được Quốc hội cho thực hiện thí điểm tại TP Hồ Chí Minh từ năm 2009. Cuối năm 2012, Quốc hội đã đồng ý tiếp tục cho mở rộng thực hiện thí điểm chế định này ra một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

 

Tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại tại TP Hồ Chí Minh, nhiều ý kiến cho rằng, muốn thí điểm thành công chế định này, còn rất nhiều trở ngại cần vượt qua.

v
Thừa phát lại không có đất cho sự vụ lợi, nếu thấy không làm được thì không nên làm

Cần gỡ vướng mắc về thể chế

Qua 2 năm thực hiện thí điểm tại TP Phố Hồ Chí Minh, chế định Thừa phát lại đã phát huy hiệu quả nhất định, góp phần giảm tải công việc cho cơ quan Tòa án và Thi hành án, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân ở một số công việc.  Tuy nhiên nó cũng bộc lộ nhiều thiếu sót.

Để chế định này ngày càng đi vào cuộc sống tốt hơn, tránh những chồng chéo, vướng mắc như thời gian qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị để lấy ý kiến của các Bộ, Ngành, cơ quan ở một số nội dung như phạm vi công việc Thừa phát lại được làm; tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại; Phạm vi lập vi bằng của Thừa phát lại;  thủ tục xác minh của Thừa phát lại; phạm vi thi hành theo địa hạt của Thừa phát lại; việc phối hợp giữa văn phòng Thừa phát lại với các cơ quan thi hành án dân sự trong tổ chức thi hành án của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại đối với hoạt động Thừa phát lại…

Không mới, vẫn khó

Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp thẳng thắn các vấn đề liên quan, nêu lên những kiến nghị để góp phần hoàn thiện chế định này.

Ông Nguyễn Sơn - Phó Chánh  án TANDTC - cho rằng: Đây là một chế định mang tính dịch vụ, sắp tới ngoài TP Hồ Chí Minh  sẽ có 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, do vậy cần phải xem xét cân nhắc thật kỹ các vấn đề để khi ra đời Nghị định được sửa đổi bổ sung sẽ không còn vướng mắc trở ngại và không trái với các quy định pháp luật khác.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - đại diện VKSNDTC - tán thành việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trong thời gian qua và cho rằng nên vận dụng linh hoạt để thực hiện chế định này được tốt. “Vì  đây đang là giai đoạn thí điểm nên cứ mạnh dạn, có như thế mới rút được nhiều kinh nghiệm và xem tính khả thi của nó” – ông Hùng đề xuất.     

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng hiện nay nhiệm vụ của hoạt động Thừa phát lại chưa được rõ ràng nên cần phải xác định rõ hơn cái nào được Tòa án, Thi hành án giao, cái nào không, chứ không để nhập nhằng khiến nhiều người trở nên mơ hồ, hiểu sai vấn đề.

Về phía những người trực tiếp hoạt động Thừa phát lại, ông Lê Mạnh Hùng - Trưởng văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh - nêu lên nhiều vấn đề khó khăn mà Thừa phát lại đang gặp phải như không nhận được sự hợp tác của cơ quan Thuế, Ngân hàng khi xác minh thông tin; việc tống đạt một số quyết định còn chậm trễ, gặp khó khăn bởi có khi cần tới 8 chữ ký và 3 con dấu nên rất mất thời gian, phiền hà.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính nhấn mạnh: “Thừa phát lại không là một chế định hoàn toàn mới, mà đã được các nước trên thế giới áp dụng từ lâu. Ở Việt Nam cũng đã từng được áp dụng thực hiện ở miền Nam, nhưng sau giải phóng chế định này không còn được duy trì, do đó khi thực hiện thí điểm trở lại chế định này thì nhiều người dân còn e dè bởi còn thiếu thông tin. Do vậy, để thực hiện thí điểm thành công chế định này đến năm 2015 thì các địa phương thực hiện phải có tinh thần trách nhiệm cao, có báo cáo thông tin với Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban. Sở Tư pháp các địa phương cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ với Tòa án, Viện kiểm sát ở địa phương mình”.

Thứ trưởng cũng lưu ý, thực hiện chế định Thừa phát lại là thực hiện chủ trương lớn của Đảng: “Nó không có đất cho sự vụ lợi, nếu thấy không làm được thì không nên làm. Còn khi đã làm thì phải hiệu quả, tuyệt đối không để chuểnh choảng, gây ảnh hưởng đến cả chủ trương rất lớn…”./.

 

Tác giả bài viết: Ngọc Quý

Nguồn tin: phapluatvn.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

QUYẾT ĐỊNH Số: 891/QĐ-TTg

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 102/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 103/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 101/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐẤT ĐAI; ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 88/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

NGHỊ ĐỊNH Số: 71/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ ĐẤT

Thời gian đăng: 29/08/2024

Thông tư Số: 01/2024/TT-BLĐTBXH

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 31/2024/QH15

LUẬT ĐẤT ĐAI

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị định Số: 97/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

Thời gian đăng: 28/02/2024

Luật số: 29/2023/QH15

LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

Thời gian đăng: 29/08/2024

Luật số: 27/2023/QH15

LUẬT NHÀ Ở

Thời gian đăng: 29/08/2024

Nghị Quyết số: 13/2023/NQ-HĐND

Nghị Quyết quy định chức danh, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực và và mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian đăng: 30/10/2023

Thông tư số 13/2023/TT-BNV

Thông tư số 13/2023/TT-BNV hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử

Thời gian đăng: 09/06/2024

Quyết định số: 792/QĐ-TTg

Quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 33/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Thời gian đăng: 18/06/2023

Chỉ thị Số 21-CT/TW

CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 29/02/2024

Quyết định số: 73/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 19/02/2023

Quyết định số: 01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 18/02/2023

Thông tư số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 19/02/2023

Thông tư số 10/2022/TT-BNV

Thông tư số 10/2022/TT-BNV quy định thời hạn bảo quản tài liệu

Thời gian đăng: 09/06/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây