Trước đó, ngày 6/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992. Các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp hướng tới tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ ta đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Một số nội dung nổi bật khi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là phân định rành mạch quyền công dân và quyền con người đồng thời đảm bảo thực thi các quyền này trong đời sống xã hội, làm rõ hơn khái niệm sở hưữ toàn dân để khẳng định bản chất của chủ nghĩa xã hội, đảm bảo hơn nưa sự phân công, phối hợp và giám sát việc thực hiện quyền lực lẫn nhau của các cơ quan nhà nước...
Việc sửa đổi Hiến pháp là công việc đặc biệt quan trọng, do đó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đề nghị các đại biểu quốc hội cần phải thận trọng, chắc chắn và có sự chắt lọc, tiếp thu ý kiến của toàn dân.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ thông một Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trong cả ngày mai, 16/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp. Phiên thảo luận về sửa đổi Hiến pháp được phát thanh, truyền hình trực tiếp. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ thường xuyên cập nhật thông tin về nội dung phiên thảo luận này.
Theo Báo Điện tử của Chính phủ
Nhóm PV