Sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS: Anh em, vợ chồng được từ chối làm chứng nếu bất lợi cho nhau?

Chủ nhật - 04/11/2012 20:03
Trong kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS mới đây, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã đề nghị bổ sung một điều về “Quyền từ chối làm chứng và cung cấp thông tin”. Hiện nay, trong Bộ luật TTHS nước ta không có quy định nào đề cập đến quyền từ chối làm chứng, cung cấp chứng cứ bất lợi cho người bị tạm giữ, bị can từ phía người thân thích hoặc người bào chữa của họ, hay của bác sĩ giám định pháp y - tâm thần trong việc giữ bí mật biết được trong quá trình tham gia tố tụng.
Thực ra, quyền từ chối làm chứng là một dạng quyền đặc thù, nhằm đặt quyền lợi thống nhất của những người thân thích trong gia đình và trách nhiệm của người bào chữa trước những bí mật thông tin của khách hàng mà mình biết được trong quá trình giúp đỡ về mặt pháp lý cho họ.
 
Trong kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS mới đây, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã đề nghị bổ sung một điều về “Quyền từ chối làm chứng và cung cấp thông tin”. Cụ thể: “Người thân thích của người bị tạm giữ, bị can có quyền từ chối không cung cấp chứng cứ bất lợi cho người bị tạm giữ, bị can. Người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can có quyền từ chối cung cấp chứng cứ bất lợi cho người bị tạm giữ, bị can và bí mật thông tin có được trong quá trình giúp đỡ họ về mặt pháp lý”.
 
Trong tố tụng, lời khai của người làm chứng luôn được nhìn nhận là nguồn chứng cứ để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Có thể nói là trong tương lai dù khoa học kỹ thuật có phát triển mạnh mẽ, thay thế được hoạt động của con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng trong tố tụng, lời khai người làm chứng vẫn có vai trò to lớn, vẫn là một trong những công cụ không thể thiếu được trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. 
 
Người làm chứng cũng chính là chủ thể của chức năng hỗ trợ tư pháp, nhưng theo các qui định pháp luật hiện hành, người làm chứng dường như chưa được “đối xử công bằng” so với vai trò của họ. Bộ luật TTHS năm 2003 qui định người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình; quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của người, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, quyền được thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một người khi được xác định là “người làm chứng” thì không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải trình diện, phải khai báo và khai báo trung thực nếu không muốn bị dẫn giải hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự.
 
Khi tham gia tố tụng, người làm chứng phải trả lời các câu hỏi mà cơ quan điều tra quan tâm, kể cả lời khai của họ có thể chống lại chính họ hoặc người thân của họ. Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã không quy định hành vi không tố giác tội phạm của những người là ông bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị em ruột, vợ hoặc chồng của kẻ phạm tội là hành vi tội phạm (trừ trường hợp không tố giác tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng). Quy định này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với khía cạnh đạo đức trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Nhà nước đã đặt lợi ích về đấu tranh chống tội phạm “thấp” hơn lợi ích cá nhân để phù hợp với truyền thống đạo đức và thực tiễn các mối quan hệ xã hội. 
 
Thế nhưng, Bộ luật TTHS năm 2003 quy định về nghĩa vụ của người làm chứng đã không thể hiện được tư tưởng nhân văn này, không có sự “miễn trừ” làm chứng cho những người thân thích, ruột thịt. Lẽ thường, không ai muốn người thân thích, ruột thịt của mình – dẫu vi phạm pháp luật bị trừng phạt, hoặc nếu đã “rõ ràng” sẽ bị trừng phạt thì cũng chỉ muốn ở mức “nhẹ” nhất có thể. Điều này cũng lý giải vì sao trong các vụ án có người thân thích, ruột thịt của bị can, bị cáo làm chứng thì lời khai của người làm chứng thường bao che, không thống nhất, và dễ thay đổi khi họ phát hiện ra lời khai của mình lại gây bất lợi cho chính bản thân hoặc người thân của họ.
 
Tương tự, quyền từ chối làm chứng hay từ chối tiết lộ bí mật thông tin của người bào chữa mà người bào chữa biết được khi giúp đỡ cho khách hàng cũng chưa được Bộ luật TTHS “miễn trừ”, dù điều này đã được quy định tại Luật Luật sư (LS). Theo Luật LS, một trong những hành vi bị cấm đối với LS khi hành nghề là “tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác”. Bên cạnh đó, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp LS cũng qui định “LS có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật. LS có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. 
 
Mặc dù chưa có một giải thích chính thức về khái niệm “bí mật thông tin” mà LS phải giữ, nhưng có thể được hiểu là những bí mật nghề nghiệp có liên quan đến vụ việc LS đảm nhận, bao gồm bí mật điều tra, bí mật công tác, bí mật về quan hệ nhân thân, đời tư, quan hệ tài sản, tình hình tài chính, bí quyết kinh doanh… hoặc những thông tin khác của khách hàng mà họ không muốn bị tiết lộ. Như vậy, việc giữ bí mật thông tin cho khách hàng ngoài vấn đề đạo đức nghề nghiệp còn là trách nhiệm pháp lý của LS. 
 
Vì vậy, Bộ luật TTHS cần bổ sung qui định về miễn trừ làm chứng nếu lời khai gây bất lợi cho người thân của người làm chứng, cũng như qui định rõ ràng về việc LS có quyền từ chối cung cấp chứng cứ bất lợi và bí mật thông tin của thân chủ mà họ có được. Theo Liên đoàn LS Việt Nam, cần qui định cụ thể vấn đề này để không buộc người bào chữa phải làm chứng hoặc tiết lộ bí mật gây bất lợi cho khách hàng của mình, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh trách nhiệm tố giác tội phạm nếu người bào chữa phát hiện hoặc biết được.
Theo Pháp luật và Xã hội
 

Tác giả bài viết: Hải Lý

Nguồn tin: duthaoonline.quochoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

Thông tư Số: 01/2024/TT-BLĐTBXH

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Nghị định Số: 97/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2021/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

Thời gian đăng: 28/02/2024

Nghị Quyết số: 13/2023/NQ-HĐND

Nghị Quyết quy định chức danh, mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu vực và và mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian đăng: 30/10/2023

Quyết định số: 792/QĐ-TTg

Quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 33/2023/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Thời gian đăng: 18/06/2023

Chỉ thị Số 21-CT/TW

CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 29/02/2024

Quyết định số: 73/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thời gian đăng: 19/02/2023

Quyết định số: 01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 18/02/2023

Thông tư số: 28/2022/TT-BLĐTBXH

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 19/02/2023

Nghị định số: 98/2022/NĐ-CP

Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Thời gian đăng: 18/02/2023

Nghị quyết số: 27-NQ/TW

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Thời gian đăng: 18/06/2023

GCN số: 15a/2021/GCNĐKBS-TCGDNN

Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Thông tư số: 01/2022/TT-BTP

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 87/2020/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ, ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TRỰC TUYẾN

Thời gian đăng: 18/06/2023

Nghị định Số: 81/2021/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ THU, QUẢN LÝ HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VÀ CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP; GIÁ DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

Thời gian đăng: 28/02/2024

Thông tư số: 2/2021/TT-BNV

THÔNG TƯ Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư

Thời gian đăng: 18/06/2023

GCN số: 15/2021/GCNĐKHĐ-TCGDNN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 07/2021/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHUẨN NGHÈO ĐA CHIỀU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thời gian đăng: 18/06/2023

Quyết định số: 863/QĐ-LĐTBXH

Quyết định về việc thành lập Trường Cao đẳng Luật miền Nam

Thời gian đăng: 07/01/2024

Nghị định số: 30/2020/NĐ-CP

Nghị định về công tác văn thư

Thời gian đăng: 19/02/2023

Luật số: 24/2018/QH14

LUẬT AN NINH MẠNG

Thời gian đăng: 28/02/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây